Học phần Giáo dục hòa nhập là một học phần thuộc môn chuyên ngành của chương trình đào tạo hệ Cao đẳng Mầm non tại trường Cao đẳng Sơn La. Với phân phối chương trình là 01 đơn vị tín chỉ lý thuyết bao gồm khối lượng kiến thức rất rộng và trừu tượng. Từ thực tế giảng dạy, giảng viên tổ Tâm lý- Giáo dục - khoa Giáo dục Đại cương đã tìm hiểu và áp dụng phương pháp dạy học “Lấy người học làm trung tâm” vào học phần Giáo dục hòa nhập.

Tiếng Anh là môn học đóng vai trò quan trọng trong  tất cả các lĩnh vực hiện nay, nó là công cụ để giúp chúng ta giao tiếp trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa. Muốn giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, ngoài việc phát âm tốt, nắm chắc ngữ pháp, chúng ta phải có vốn từ phong phú. Vì thế, khả năng ghi nhớ từ vựng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh. Nếu có đủ vốn từ vựng thì việc luyện tập và phát triển các kỹ năng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong quá trình dạy và học từ vựng tiếng Anh, có nhiều phương pháp giúp học sinh ghi nhớ từ vựng; trong đó, việc sử dụng sổ tay từ vựng là một giải pháp, nó mang lại nhiều tính ưu việt như:

Học phần Kỹ năng giao tiếp là một học phần thuộc môn chung nằm trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng thuộc trường Cao đẳng Sơn La. Qua quá trình giảng dạy và quan sát thực tế, với phân phối chương trình là 02 đơn vị tín chỉ lý thuyết nhưng lượng kiến thức truyền tải đến các em sinh viên là tương đối nhiều và khô khan. Chính vì vậy, các giảng viên tổ Tâm lý – Giáo dục thuộc khoa Giáo đục đại cương đã nghiên cứu, áp dụng Phương pháp học trải nghiệm cho sinh viên qua học phần Kỹ năng giao tiếp.

Phương pháp học trải nghiệm đã được áp dụng tại các nước phát triển trong nhiều thập kỷ. Những năm gần đây, phương pháp này được một số cơ sở giáo dục tại Việt Nam áp dụng, mang tới những thay đổi tích cực cho các bạn sinh viên.

Học trải nghiệm là phương pháp khuyến khích người học khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức, hình thành các khái niệm và đưa ra các phân tích, kết luận của bản thân về kiến thức ấy. Trong đó, giảng viên chỉ đóng vai trò là người định hướng, định hình nên hành vi tích cực cho người học.

Phương pháp học trải nghiệm tập trung vào quá trình học cùng của cá nhân. Người học được khuyến khích tham gia trực tiếp vào các trải nghiệm, sau đó phản ánh kinh nghiệm của họ bằng các kỹ năng phân tích. Phương pháp này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các kiến thức mới và lưu giữ thông tin lâu dài hơn. 

Thông qua phương pháp này, môn học Kỹ năng giao tiếp trở nên vui vẻ, khơi gợi hứng thú học tập và mang lại hiệu quả cao cho sinh viên trong mỗi tiết học. Bên cạnh đó, giúp sinh viên khắc sâu kiến thức đã học và ứng dụng linh hoạt vào thực tiễn./.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG GIỜ HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TRẢI NGHIỆM

sss.jpg 

 ttt.jpg

 

ww.jpg

  xx.jpg

Nguyễn Thị Sánh - GVBM Tâm lý-Giáo dục, khoa Giáo dục Đại cương

 

 

Đến hẹn lại lên, khi tháng 11 về cũng là thời điểm thầy và trò khắp nơi trên cả nước ra sức thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 với chuỗi hoạt động ý nghĩa và bổ ích nhằm tri ân các thầy cô giáo, đồng thời kết thêm tình thầy trò và tạo ra dấu ấn đặt biệt trong ngày kỉ niệm này. Với tinh thần và ý nghĩa đó, các giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng Sơn La đã tích cực thi đua “dạy tốt, học tốt” để hướng đến chào mừng ngày 20-11.

Hòa chung không khí chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, cô giáo Vũ Thị Hoa cùng các em sinh viên lớp Cao đẳng Tiểu học K56A và lớp Cao đẳng Tiểu học K56B đã tổ chức các hoạt động tập thể ý nghĩa, thiết thực, bổ ích trong các tiết học của học phần: Thực hành hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát huy tối đa ý tưởng khả năng sáng tạo của sinh viên, rèn các kĩ năng cần thiết cho các em: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hợp tác…tạo mối quan hệ đoàn kết giữa các em sinh viên, giữa cô và trò và quan trọng hơn là rèn kĩ năng nghề nghiệp để sau này các em ra trường vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động nghề  nghiệp của mình.

Một chuỗi các hoạt động thể hiện cho các chủ điểm rất phong phú và đa dạng như: Truyền thống nhà trường; Kính yêu thầy giáo, cô giáo; Yêu đất nước Việt Nam; Bác Hồ kính yêu; Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc… Các chủ điểm đó được thiết kế thành các hoạt động với nhiều thể loại phong phú cùng phong cách biểu diễn khác nhau: Hát đơn ca, hát song ca, múa, đóng kịch, thi kiến thức, nhảy dân vũ…Các em được hòa mình vào không khí vui tươi, ý nghĩa và bổ ích của các hoạt động mà học phần Thực hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang lại. Qua các hoạt động đó, góp phần bồi đắp cho các em tình cảm yêu thương, biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình, tình yêu nghề, nhờ đó các em cố gắng tích cực, chủ động hơn nữa trong hoạt động học tập của mình để trở thành “Kĩ sư tâm hồn”.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin kính chức các thầy cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ  VÀ TRÒ LỚP CAO ĐẲNG TIỂU HỌC K56

1212_2.png

                               Chủ điểm Bác Hồ kính yêu

333_1.png 

 444_1.png

                      Chủ điểm: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc 

 

 666.png

                       Chủ điểm: Yêu đất nước Việt Nam

Tác giả: Vũ Thị Hoa - Giảng viên Bộ môn TL,GD; khoa GDĐC

 

Thực hiện Kế hoạch số 02/BNC- CĐCS ngày 8 tháng 10 năm 2021 về tổ chức Hội thi nấu ăn Chào mừng Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10, sáng ngày 17/10/2021 tại trường Cao đẳng Sơn La đã diễn ra hội thi nấu ăn nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các công đoàn viên, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các công đoàn viên trong nhà trường. Đây cũng là dịp tôn vinh giá trị truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nâng cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Tham dự Hội thi có 9 đội thi đại diện cho 9 Công đoàn bộ phận trực thuộc công đoàn cơ sở, mỗi đội thi có 6 thành viên. Các đội thi nấu ăn trong 120 phút với 1 mâm cơm gia đình cho 6 đến 8 người ăn với đầy đủ các món mang hương vị Việt, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, có đủ dinh dưỡng, trong đó có 5 món chính; được trình bày thẩm mĩ, sáng tạo.

Với sự khéo léo, sáng tạo của các "đầu bếp", các món ăn được trình bày khéo léo, trang trí đẹp mắt. Kết thúc hội thi, Đội thi Công đoàn bộ phận 9 đã đạt giải nhất. Qua Hội thi đã thực sự tạo không khí vui tươi phấn khởi, động viên cán bộ nữ của nhà trường tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”.

Một số hình ảnh của Hội thi

 eee.jpg  fff.jpg

ggg.jpg  hhh.jpg

Tin, ảnh: Đào Thị Hợi - Khoa Giáo dục Đại Cương