Thực hiện Kế hoạch số 94-KH/ĐU-CĐSL ngày 20/11/2024 của Đảng ủy Trường Cao đẳng Sơn La về việc tổ chức đại hội các chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2025 - 2027 tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ trường Cao đẳng Sơn La, nhiệm kỳ 2025 - 2030; Kế hoạch số 07-KH/CB ngày 28/11/2024 của Chi bộ 9 về tổ chức Đại hội chi bô lần thứ 3, nhiệm kỳ 2025 - 2027; ngày 20/12/2024 Chi bộ 9 đã long trọng tổ chức Đại hội điểm lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Minh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội động trường; đồng chí Nguyễn Đức Long - Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường; cùng các đồng chí trong BTV, BCH Đảng ủy. Đại hội cũng vinh dự được đón tiếp các đồng chí là Bí thư và cấp ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ nhà trường; Đại diện các đoàn thể như Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Sinh viên… cùng toàn thể 25 đồng chí đảng viên trong chi bộ về dự Đại hội.
Đại hội đã nghe báo cáo tình hình đảng viên dự Đại hội; Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2023 2025 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2025 - 2027 của chi bộ do đồng chí Đào Huy Quân - Bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2023 - 2025 trình bày. Đại hội đã tiến hành thảo luận, bổ sung một số nội dung và biểu quyết 19 chỉ tiêu thuộc 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần phấn đấu thực hiện trong nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Đ/c. Đào Huy Quân - Bí thư chi bộ 9 trình bày Báo cáo chính trị
Với tinh thần thẳng thắn, dân chủ ý và thức trách nhiệm, Đại hội đã được nghe các đồng chí Đảng viên trong Chi bộ phát biểu thảo luận với những ý kiến đầy tâm huyết đóng góp vào nội dung Báo cáo chính trị trình Đại hội.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Minh thay mặt cho Ban Thường vụ Đảng ủy nhà trường đã ghi nhận, biểu dương những kết quả công tác của chi bộ nhiệm kỳ 2023 - 2025 và chỉ đạo, định hướng công tác của chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027, đặc biệt cấp ủy cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị cho các đồng chí đảng viên và CBVC; cần có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết đại hội; chỉ đạo tăng cường hơn nữa sinh hoạt chuyên môn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tìm các giải pháp thực hiện tốt các công việc được giao.
Đ/c Nguyễn Văn Minh - Bí thư Đảng ủy phát biểu chỉ đạo đại hội
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành chi bộ, nhiệm kỳ 2025 - 2027 gồm 03 đồng chí: Đào Thị Hợi; Đào Huy Quân; Nguyễn Thị Ngọc Thúy; tiến hành bầu trực tiếp Bí thư; Phó bí thư chi bộ. Đồng chí Đào Huy Quân được bầu làm Bí thư chi bộ; đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Thúy được bầu làm Phó bí thư chi bộ với số phiếu tín nhiệm cao. Đại hội cũng đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ trường Cao đẳng Sơn La nhiệm kỳ 2025 - 2030 gồm 8 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết.
Đ/c Bí thư và Phó bí thư Đảng ủy nhà trường tặng hoa chúc mừng BCH Chi bộ, nhiệm kỳ 2025 - 2027 ra mắt, nhận nhiệm vụ
Đại hội Chi bộ 9 lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã kết thúc thành công, để lại nhiều cảm xúc tốt đẹp trong đội ngũ cán bộ, đảng viên./.
Tin bài: GV Trần Thị Bích Hạnh - GV khoa Cơ bản
Thực hiện Kế hoạch số 344/KH- CĐSL ngày 06/11/2024 của trường Cao đẳng Sơn La về triển khai đào tạo Lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B năm 2024, trong thời gian 02 ngày, CBGV Khoa Cơ bản đã tham gia tập huấn các nội dung huấn luyện vệ sinh an toàn lao động hạng B, cụ thể:
*) Tiếp thu các kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
+ Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc
+ Phương pháp cải thiện điều kiện lao động
+ Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh
+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
+ Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
*) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc:
+ Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc
+ Thực hành các quy trình làm việc an toàn; quy trình xử lý sự cố liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao; quy trình thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp
*) Thực hành các phương pháp sơ cứu đơn giản: Người học lựa chọn một trong các nội dung theo các lĩnh vực: Nông lâm nghiệp; Du lịch, nhà hàng, khách sạn; Công nghệ kỹ thuật; Hành chính văn phòng để thực hành các phương pháp sơ cứu đơn giản đã được học.
Sau 02 ngày tham gia chương trình tập huấn, CBGV của Khoa Cơ bản đã nhận định được các mối nguy hiểm trong quá trình lao động; phân biệt được các loại tai nạn trong lao động; các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; vận dụng được các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất để đảm bảo an toàn lao động; xác định được các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc đối với sức khỏe trong lao động; nhận diện được các biển báo và biển chỉ dẫn; sơ cứu được người bị điện giật, hô hấp nhân tạo và băng bó được vết thương đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn; vử lý được sự cố máy móc, thiết bị được giao.
Những kiến thức cơ bản của chương trình tập huấn thực sự rất thiết thực sẽ giúp CBGV của Khoa áp dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong quá trình làm việc tại nơi công sở làm việc của mình.
Dưới đây là một số hình ảnh CBGV của Khoa tại chương trình tập huấn.
Khai giảng lớp huấn luyện
Cán bộ giảng viên tham gia tập huấn đông đủ
Chuẩn bị dụng cụ thực hành
Thực hành một nội dung sơ cứu đơn giản
Tin bài: GV Phạm Thị Thu Hiền - BM Ngoại ngữ - Khoa Cơ bản
Kỹ năng tìm việc làm là một phần quan trọng trong hành trang của sinh viên khi bước chân vào thị trường lao động. Việc trang bị đầy đủ các kỹ năng này không chỉ giúp sinh viên tìm được công việc phù hợp mà còn hỗ trợ sinh viên phát triển sự nghiệp một cách bền vững.
Để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Sơn La, Nhà trường đã chỉ đạo tiến hành tổ chức rèn kỹ năng tìm việc cho sinh viên năm học 2024-2025. Các kỹ năng mềm này rất cần thiết cho sinh viên để đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Thông qua rèn kỹ năng mềm sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ hoạt động học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này. Qua các buổi học các em được rèn kỹ năng tìm việc giúp các em tăng khả năng tìm được công việc phù hợp với mong muốn của bản thân, tự tin hơn trong giao tiếp với các nhà tuyển dụng, thích ứng được với thị trường lao động.
Mỗi vị trí công việc có hàng trăm tin tuyển dụng, mỗi chuyên ngành có đến hàng chục vị trí công việc. Trong một mê cung như vậy, ứng viên sẽ rất khó khăn, nhưng nhờ có kỹ năng tìm việc mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Kỹ năng tìm việc không chỉ giúp bạn tìm thấy công việc tốt, mà còn tìm thấy nhanh nữa. Tốc độ và năng lực sẽ giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh khi ứng tuyển. Đồng nghĩa, xác suất chinh phục thành công nhà tuyển dụng được nâng cao đáng kể.
Với một bầu không khí hào hứng, lối cuốn, hấp dẫn trong suốt quá trình tổ chức rèn kỹ năng tìm việc qua 4 nội dung: Kỹ năng khai thác thông tin việc làm; Kỹ năng làm hồ sơ xin việc; Kỹ năng phỏng vấn và kỹ năng giao tiếp. Mỗi nội dung giảng viên Vũ Thị Hoa đã tổ chức cho các em sinh viên tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực. Các em biết cách chỉ ra những phẩm chất và năng lực của bản thân là gì? thuộc kiểu cá tính, nhóm người nào từ đó giúp các em xác định định một số nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Trên cơ sở đó, các em biết viết hồ sơ năng lực cá nhân phù hợp với vị trí ứng tuyển mà các em dự định sẽ làm sau khi tốt nghiệp . Các em được trải nghiệm, được hòa mình đóng vai trong các tình huống phỏng vấn xin việc, biết cách trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh đó các em được rèn kỹ năng giao tiếp và biết cách xử lý các tình huống xảy ra trong cơ quan làm việc một cách hiệu quả.
Tóm lại, rèn kỹ năng tìm việc cho học sinh, sinh viên là cần thiết vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường vừa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực của xã hội, giúp cho các em tìm được việc làm nhanh, phù hợp với bản thân, nâng cao sự tự tin, mở rộng mối quan hệ trong xã hội.
Một số hình ảnh minh họa của buổi học rèn kỹ năng tìm việc.
Tin bài: Ths. Vũ Thị Hoa - Giảng viên bộ môn Tâm lý - Giáo dục
Cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, xã hội số, người dân có xu hướng sử dụng không gian mạng và đọc tin trên mạng xã hội ngày càng tăng. Ở Việt Nam, tính đến hết tháng 1 năm 2024, có khoảng 78,4 triệu thuê bao internet (chiếm 79,1% dân số) và 72,7 triệu tài khoản mạng xã hội (chiếm 73,3% dân số), trong đó, chủ yếu sử dụng mạng xã hội facebook. Với sự cải tiến không ngừng về giao diện, kết nối, ứng dụng, khả năng tương tác của mạng xã hội, người dùng có thể thuận lợi, dễ dàng tiếp cận thông tin; thể hiện bản thân, giao lưu, gắn kết cộng đồng, chia sẻ tình cảm; khám phá và trải nghiệm cuộc sống… ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Cùng với những tiện ích mà mạng xã hội mang lại, thì nó cũng gây ra không ít tiêu cực đến đời sống xã hội. Đặc biệt, hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng triệt để mạng xã hội để tiến hành tuyên truyền những thông tin xấu, độc hại nhằm xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng, công cuộc cách mạng của Đảng và Nhân dân ta.
Để thực hiện âm mưu chống phá trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động thường sử dụng một số thủ đoạn sau:
-Thứ nhất: Sử dụng các công cụ mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube… thực hiện âm mưu chống phá. Các thế lực thù địch luôn bám sát vào các sự kiện “nóng” diễn ra trong đời sống xã hội, các biến động trong tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, những nội dung kinh tế, chính trị, văn hoá được nhiều người quan tâm, đặc biệt những biến động về chính trị, liên quan đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước; các sơ hở, sai phạm và bức xúc của số đông để đăng những bài xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, suy diễn một cách vô căn cứ. Nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, chủ quyền, đất đai, quốc phòng - an ninh… bị các đối tượng thù địch cắt ghép, pha trộn thông tin thật - giả nhằm làm nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang cho người đọc, kích động gây rối an ninh, trật tự. Đồng thời, chúng còn liên tục đăng lên những bài viết cố tình xuyên tạc những chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính quyền nhằm tăng cường phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương, xuyên tạc, đưa thông tin sai sự thật nội dung phát biểu của Lãnh đạo tỉnh nhằm lôi kéo, kích động một bộ phận dân chúng còn chưa nắm rõ thông tin, để từ đó gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, bôi nhọ chính quyền địa phương nói riêng và Đảng, Nhà nước nói chung.
- Thứ 2: Các thế lực thù địch tạo lập các trang mạng xã hội dựa trên tài khoản giả mạo các cơ quan, tổ chức, các nhân để đăng tải những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá. Trong đó có cả những tài khoản giả danh những lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước bằng cách cắt ghép những hình ảnh cán bộ cùng những phát ngôn gây sốc, không đúng hoàn cảnh để đánh lạc hướng dư luận. Đây đều là những trang tin không chính thức, chia sẻ những thông tin sai sự thật nhằm hạ bệ hình ảnh của người cán bộ đảng viên, làm hoen ố bộ máy quản lý, gây suy giảm niềm tin trong dân chúng với bộ phận lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị nói riêng, từ đó mất lòng tin vào vai trò quản lý của Đảng và Nhà nước nói chung.
-Thứ 3: Cách thức hoạt động trên không gian mạng của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, lợi dụng triệt để không gian mạng để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, nhất là dưới chiêu bài liên quan đến nhân quyền, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo, các đối tượng thành lập các tài khoản, fanpage phát tán rộng rãi các nội dung xấu, độc hại, phản động, từ đó lôi kéo, kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép, gây rối an ninh trật tự. Chúng triệt để lợi dụng các vụ án phức tạp, nhạy cảm để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, đả kích các cơ quan tư pháp, kích động dư luận xã hội. nhằm lợi dụng vụ án để hạ uy tín, phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng; làm lung lay quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; lợi dụng những hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ta để kích động, hỗ trợ các phần tử phản động trong và ngoài nước gia tăng hoạt động chống phá tinh vi, xảo quyệt hơn. Từ đó, chúng tác động để cán bộ, đảng viên "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", dẫn đến nguy cơ tự sụp đổ từ bên trong. Những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ được chúng cắt ghép, xây dựng và tuyên truyền lúc ngấm ngầm, lúc công khai ra mặt tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao trong hệ thống chính trị hòng làm giảm uy tín và niềm tin đối với Đảng, chế độ. Chiêu bài của chúng là tung ra một bài viết có nội dung bảo vệ Đảng hay một cán bộ cấp cao nào đó của Đảng, Nhà nước, rồi để mặc nhiên cho các phần tử phản động, thù địch vào bình luận, chia sẻ những thông tin trái chiều không đúng sự thật.
-Thứ 4: Lợi dụng những lỗ hổng trong bảo mật trên cổng thông tin điện tử, website chính thống, các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, sử dụng công cụ để hack, chèn hình ảnh, thông tin, bài viết giả mạo, độc hại lên các trang chính thống, gây hoang mang trong dư luận, làm người đọc lơ là, mất cảnh giác. Đặc biệt với sự tham gia của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng hiện nay, sử dụng kỹ thuật cắt ghép tinh vi chúng “nhào nặn” tạo những hình ảnh, giữa thông tin thật - giả lẫn lộn, nếu người xem không tinh ý thì khó có khả năng phát hiện, phân biệt đúng sai trong những thông tin như vậy, và dễ dàng bị dẫn dắt, lôi kéo.
Đối tượng tác động, lôi kéo của hoạt động âm mưu chống phá của các thế lực thù địch thường hướng tới là tầng lớp trí thức; đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất mãn, suy thoái tư tưởng chính trị; văn nghệ sĩ; thanh niên, học sinh, sinh viên, nhất là đội ngũ thanh thiếu niên vì đây là những thế hệ tương lai của đất nước. Lợi dụng bối cảnh đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế, các đối tượng thù địch không ngừng rao giảng, đề cao tư tưởng phương Tây, khoác áo “khách quan học thuật”, “văn hóa, văn minh” để quảng bá về cái gọi là “các giá trị phương Tây” nhằm làm phai nhạt lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ.
Trước âm mưu, hành động ngày càng tinh vi của các thế lực phản động, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao ý thức cảnh giác khi sử dụng Internet và mạng xã hội, kịp thời phát hiện, tích cực đấu tranh chống các thông tin sai trái, phản động, bịa đặt trên mạng xã hội, phê bình, phản đối các hành vi lợi dụng Internet, mạng xã hội để chia sẻ, thông tin, bình luận, đăng tải những hình ảnh phản cảm, thiếu tinh thần trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm với những khó khăn, mất mát của Nhân dân…/
Tin bài: GV Trần Thị Ánh Nguyệt
Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-BTCHG ngày 28/3/2024 của Ban tổ chức Hội giảng về việc tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Sơn La năm 2024, Sáng ngày 12/6/2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã tổ chức Khai mạc Hội giảng tại trường Cao đẳng Sơn La.
Tham gia hội giảng năm 2024 có 24 thí sinh là các nhà giáo GDNN của 3 trường: Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ, Cao đẳng Y tế Sơn La.
Trường Cao đẳng Sơn La có 10 nhà giáo đến từ các ngành nghề, bộ môn tham gia Hội giảng trong đó Khoa Cơ bản có 3 nhà giáo dự thi. Hội giảng được tổ chức tập trung.Các thí sinh sẽ thi giảng trong hai ngày 12/6 và 13/6/2024 .Các nhà giáo đăng ký 01 bài dự thi ( lý thuyết hoặc thực hành hoặc tích hợp). Nội dung thi nằm trong khối kiến thức chuyên môn nghề nghiệp mà giảng viên được phân công giảng dạy, thực hiện bài giảng đối với đối tượng là học sinh thực.
Chiều ngày 14/6/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã tổ chức Bế mạc Hội giảng tại trường Cao đẳng Sơn La và công bố kết quả Hội giảng và trao giải thưởng.
Kết quả: Nhà trường có 10 Nhà giáo tham gia Hội giảng đạt danh hiệu Nhà giáo dạy giỏi cấp tỉnh. Khoa Cơ bản rất vinh dự có 3 nhà giáo đạt giải :
1. Nhà giáo Đào Thị Hợi - Bộ môn Chính trị đạt giải Nhất.
2. Nhà giáo Trịnh Thị Liên - Bộ môn Giáo dục Thể chất Quốc Phòng đạt giải Khuyến khích.
3.Nhà giáo Nguyễn Thị Kim Oanh - Bộ môn Ngoại ngữ đạt giải Khuyến khích.
Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tỉnh Sơn La năm 2024 không chỉ là một cuộc thi, một sân chơi bổ ích, mà còn là một cơ hội quý báu để các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay. Hội giảng còn là dịp để tôn vinh các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy giỏi đồng thời Hội giảng đã tạo ra một môi trường thi đua lành mạnh, khơi dậy niềm đam mê, sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục nghề nghiệp.
Một số hình ảnh của các giảng viên nhà trường và Khoa Cơ bản tham gia Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tỉnh Sơn La năm 2024
Hiệu trưởng 3 trường Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng y tế Sơn La , Cao đẳng KTCN Sơn La lên nhận cờ lưu niệm của Ban tổ chức Hội giảng
Giờ trình giảng của giảng viên Đào Thị Hợi - Bộ môn Chính trị - Khoa Cơ bản
Giờ trình giảng của giảng viên Trịnh Thị Liên - Bộ môn GDTC-QP - Khoa Cơ bản
Giờ trình giảng của giảng viên Nguyễn Thị Kim Oanh - Bộ môn Ngoại ngữ - Khoa Cơ bản
Tin bài - GV Bùi Huyền Trang - Khoa Cơ bản