Bản đồ tư duy (Mind map) được phát minh bởi Tony Buzan vào những năm 60 của thế kỷ XX. Đây là hình thức ghi chép sử dụng hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng và được mệnh danh “công cụ vạn năng” cho bộ não và mô phỏng cơ chế làm việc tự nhiên của bộ não con người.
Bằng cách học và ghi nhớ thông thường, người học thường ghi nhớ theo trình tự danh sách các nội dung cần ghi nhớ. Với sự kết hợp của hình ảnh, màu sắc, ngôn từ, con số một cách khoa học theo đúng cơ chế làm việc của não bộ, sơ đồ tư duy giúp người học có thể tận dụng được công năng của cả hai bán cầu não để phát triển năng lực tư duy của mình. Đồng thời, Bản đồ tư duy sẽ giúp tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, tăng cường tư duy sáng tạo, hệ thống hóa kiến thức dễ dàng,… Đây cũng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học. Bởi vậy, trong giảng dạy các môn lý luận chính trị,việc ứng dụng bản đồ tư duy là cần thiết và và đạt hiệu quả cao.
Để thiết kế một bản đồ tư duy dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy hay vẽ trên máy tính...chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:
+ Bước 2: Vẽ, viết chủ đề ở trung tâm.
+ Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
+ Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
+ Bước 5: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ.
Lưu ý:
+ Nên chọn hướng giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ các nhánh con.
+ Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu hút sự chú ý của mắt, như vậy bản đồ tư duy sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
+ Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
+ Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ đồng thời tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ.
+ Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên dùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn.
+ Không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ đồ bằng vẽ, viết, tô màu...
+ Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài.
+ Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình.
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy-học môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin,
lớp CĐ Mầm non 57C
Ưu điểm của ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy-học
-Sử dụng bản đồ tư duy trong giờ dạy sẽ khiến người học không phải tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà trái lại các em phải động não, sáng tạo và ghi nhớ một cách logic những kiến thức đã học. Việc sử dụng sơ đồ tư duy cũng sẽ giúp cho người học có thể trình bày nội dung của bài học một cách khoa học. Bằng cách ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết người học sẽ tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh sẽ cảm thấy phấn khởi và có hứng thú với bài học hơn.
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học với bản đồ tư duy khơi dậy sự đam mê học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin của người học, khuyến khích sinh người học cứu, tìm tòi sáng tạo, tích cực, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Kiến thức nhớ bền vững, nhớ nhanh hơn. Không khí lớp học sinh động hơn sinh viên học tập tự tin, thoải mái hơn, mạnh dạn hơn khi trình bày ý kiến của mình và tự điều chỉnh bản thân khi lắng nghe ý kiến đóng góp của các bạn.
-Sơ đồ tư duy tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể, đặc biệt hữu ích trong các hoạt động nhóm. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học. Cùng một nội dung nhưng mỗi người học có thể lập ra một sơ đồ tư duy theo cách của mình, chính vì vậy nó sẽ phát huy tối đa được khả năng sáng tạo của học sinh.
-Việc thiết kế bản đồ tư duy rất đơn giản, cả giáo viên và sinh viên đều có thể dễ dàng thực hiện được
Việc dạy học các môn lý luận chính trị đòi hỏi phải gắn với thực tiễn, phù hợp với yêu cầu và xu thế đổi mới giáo dục ở nước ta và thế giới hiện nay .Mặc dù việc sử dụng bản đồ tư duy rất hiệu quả trong việc dạy học các môn lý luận chính trị, tuy nhiên không nên lạm dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy, cần phối hợp sử dụng bản đồ tư duy với các phương pháp dạy học tích cực khác để hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng lòng quyết tâm, ý chí tự học, biết vận dụng những điều đã học vào trong thực tiễn cho sinh viên.
Qua thực tế giảng dạy của tôi cho thấy, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học giúp sinh viên học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả sinh viên tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, khơi gợi được hứng thú học tập cho sinh viên. Do đó, vận dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạycác môn lý luận chính trị sinh viên trường Cao đẳng Sơn La là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.
GV:Trần Thị Ánh Nguyệt
.