Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi và tổng hợp, quản lý điểm thi của học sinh, sinh viên, học viên; giải quyết các tồn tại, vướng mắc, phúc khảo bài thi liên quan đến công tác thi sau khi thi;
Tham gia các Hội đồng xét duyệt, cung cấp các báo cáo về điểm phục vụ công tác xét duyệt của Hội đồng;
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên;
Phối hợp với phòng Đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện công tác tuyển sinh.
Chủ trì tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở cho việc xây dựng đề thi; cung cấp đề thi, hướng dẫn các khoa, các bộ môn xây dựng hệ thống câu hỏi thi, kiểm tra; hướng dẫn quy trình công nghệ khảo thí; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác khảo thí và thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động khảo thí;
Cụ thể:
- Tổ chức, thực hiện công tác khảo thí của trường;
- Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc làm các loại đề thi học phần, thi tốt nghiệp và tổ chức, quản lý hình thức thi cho các tất cả các môn học, học phần trong toàn trường;
- Phối hợp với các khoa/bộ môn đào tạo, tổ chức các kỳ thi từ khâu ra đề, nhân bản đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi và lưu trữ đề thi, bài thi và điểm thi;
- Phối hợp với các khoa/bộ môn xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm cho một số các học phần, môn học; cải tiến và phát triển những phương pháp thi phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành và các hệ đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo;
- Xây dựng quy trình kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi cuối khóa;
- Cung cấp các báo cáo về điểm phục vụ công tác xét duyệt của Hội đồng;
2. Về hoạt động đảm bảo chất lượng:
Chủ trì xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường; hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản của cấp trên, nhà trường về khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục;
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá chất lượng cấp chương trình giáo dục làm căn cứ để hiệu chỉnh chương trình đào tạo, đảm bảo vong đời của mỗi chương trình đào tạo là 3 năm; đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường để thực hiện kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục;
Chủ trì, phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh, sinh viên và các đơn vị có liên quan đề xuất trình Hiệu trưởng các chủ trương, biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng giáo dục;
Cụ thể:
- Tham mưu xây dựng các chỉ số, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo từ các khoa, bộ môn đến toàn trường; theo dõi các hoạt động quản lý chất lượng đào tạo từ các khoa/bộ môn trong trường, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị có đào tạo trong trường; định kỳ tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động đảm bảo chất lượng toàn trường, kiến nghị, đề xuất với BGH những biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Xây dựng thủ tục quy trình, hướng dẫn các đơn vị khoa/bộ môn định kỳ thăm dò ý kiến người học sau khi kết thúc các học phần/môn học; tổng hợp, phân tích kết quả các hoạt động trên để kiến nghị, đề xuất với BGH những biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo.
- Định kỳ tổ chức “Tự đánh giá” nhà trường, bao gồm tự đánh gia cấp trường và cấp chương trình đào tạo (nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ cho công tác tự đánh giá : bảng hỏi, phiếu khảo sát, bảng biểu thống kê,…);
- Tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên và công nhân viên trong toàn trường về công tác đảm bảo chất lượng, công tác Tự đánh giá
3. Về hoạt động Kiểm tra, giám sát:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sư phạm nhà giáo; Kiểm tra, giám sát coi thi, chấm thi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ...
4. Về hoạt động phòng, chống tham nhũng; khiếu nại tố cáo:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, giúp Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; khiếu nại tố cáo. Thực hiện chế độ báo cáo thông tin theo yêu cầu của đơn vị cấp trên.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN
1. Đỗ Tiến Dũng - Trưởng phòng
- Quản lí điều hành công việc chung của Phòng; Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Phòng.
- Trực tiếp chỉ đạo các công tác:
+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Phòng; Phân công công tác từng thành viên trong phòng và kiểm soát các thành viên trong phòng thực hiện công việc được giao; duy trì nề nếp làm việc tại đơn vị;
+ Điều hành quản lý chung công tác khảo thí, tự thanh tra, kiểm tra kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị;
+ Tham mưu cho Hiệu trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân; phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vi phạm pháp luật liên quan đến trường nhưng ngoài thẩm quyền giải quyết của trường theo quy định của pháp luật;
+ Phụ trách các công tác ISO của đơn vị;
+ Ký, cấp các loại giấy tờ theo sự phân công của Hiệu trưởng;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ban Giám hiệu.
2. Trần Diệu An – Phó trưởng phòng
Giúp Trưởng phòng quản lý, chỉ đạo các nội dung công việc :
- Chủ trì xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp tương thích với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO hiện có của nhà trường;
- Tham mưu cho Hiệu trưởng phân cấp, thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng (tổ chức viết báo cáo tự đánh giá, đăng ký và thực hiện kiểm định); đăng ký và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đánh giá xếp loại nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo và cải tiến chất lượng hàng năm trên cơ sở khắc phục những hạn chế trong báo cáo tự đánh giá năm trước của nhà trường, hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra các đơn vị việc thực hiện và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng;
- Tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp;
- Chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị thực hiện công tác đảm bảo chất lượng; thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng;
- Thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.
- Tham mưu việc sử dụng kết quả thăm dò người học để cải tiến nâng cao chất lượng;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của trưởng phòng.
3. Lưu Thị Thơm - Phó trưởng phòng
Giúp Trưởng phòng quản lý, chỉ đạo các nội dung công việc
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hàng năm các hoạt động mang tính pháp lý (thực hiện các quy chế đào tạo, thi, xét công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng, chứng chỉ) của nhà trường trên cơ sở coi việc thanh tra là một nhiệm vụ của đảm bảo chất lượng;
- Hàng năm tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất. Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát khi được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân; phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Tham mưu việc sử dụng kết quả thanh tra để cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của trưởng phòng.
4. Nguyễn Hữu Thọ - Viên chức phòng
Nhiệm vụ được phân công
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, lịch trình hàng năm cho Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phụ trách về việc tổ chức các kỳ thi đúng quy chế và phù hợp với kế hoạch tổ chức đào tạo của nhà trường;
- Chủ trì rà soát kê khai giờ ra đề thi, coi , chấm thi;
- Thực hiện công tác tổ chức thi và quản lý hồ sơ liên quan đến các kỳ thi;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
5. Đinh Thị Lân - Viên chức phòng
Nhiệm vụ được phân công :
- Chịu trách nhiệm chính việc thực hiện cập nhật điểm thi, quản lý điểm thi, chứng nhận kết quả học tập, giải quyết các tồn tại, vướng mắc, phúc khảo bài thi liên quan đến công tác thi sau khi thi;
- Quản lý hồ sơ liên quan đến công tác quản lý điểm và hỗ trợ công tác tổ chức thi;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
6. Bùi Hoàng Dũng - Viên chức phòng
Nhiệm vụ được phân công:
- Thực hiện công tác tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở cho việc xây dựng đề thi; cung cấp đề thi, hướng dẫn các khoa, các bộ môn xây dựng hệ thống câu hỏi thi, kiểm tra;
- Hỗ trợ thực hiện công tác khảo thí như: tập huấn nghiệp vụ; công tác ra đề thi; tổ chức các kỳ thi; công tác coi chấm thi;
- Thực hiện nhiệm vụ thư ký ISO 2 của Nhà trường;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
7. Bùi Hương Giang - Viên chức phòng
Nhiệm vụ được phân công :
- Thực hiện công tác thăm dò kết quả người học về môn học. Tham mưu việc sử dụng kết quả thăm dò người học để cải tiến nâng cao chất lượng.
- Thực hiện công tác tự đánh giá cơ sở GDNN, công tác tự đánh giá chương trình đào tạo, công tác tự đảm bảo chất lượng của đơn vị và của Nhà trường.
- Nhận công văn báo cáo trưởng phòng, xử lý văn bản theo yêu cầu của lãnh đạo phòng, ghi biên bản các cuộc họp phòng, soạn thảo các văn bản do trưởng phòng giao;
- Phát bảng điểm cho các khối lớp trong và ngoài trường.
- Thực hiện công tác kiểm tra nề nếp dạy và học;
- Chấm công cho CBVC trong phòng;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
8. Vũ Lê Vân - Viên chức phòng
Nhiệm vụ được phân công:
- Thực hiện công tác cập nhật điểm thi, quản lý điểm thi, chứng nhận kết quả học tập, giải quyết các tồn tại, vướng mắc, phúc khảo bài thi liên quan đến công tác thi sau khi thi;
- Quản lý thiết bị và cơ sở vật chất của đơn vị;
- Hỗ trợ công tác thi và kiểm tra; rà soát kê khai giờ ra đề thi, coi , chấm thi và tổng hợp báo cáo;
- Phối hợp trong công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng; đăng ký và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đánh giá xếp loại nhà trường; đánh giá chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp;
- Phối hợp thực hiện công tác tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
9. Hoàng Thái Hậu - Viên chức phòng
Nhiệm vụ được phân công:
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các kỳ thi, công tác xét công nhận tốt nghiệp, tham gia kiểm tra, giám sát công tác quản lý, cấp phát và thu hồi văn bằng, chứng chỉ;
- Thực hiện báo cáo việc sử dụng kết quả rà soát, đánh giá Quy định về cấp văn bằng, chứng chỉ của nhà trường hàng năm.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra toàn diện;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng.
10. Hoàng Văn Quỳnh - Viên chức phòng
Nhiệm vụ được phân công:
- Đề xuất, tham mưu cho Trưởng phòng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân; phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vi phạm pháp luật liên quan đến trường nhưng ngoài thẩm quyền giải quyết của trường theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện trách nhiệm cán bộ kiểm soát ISO của phòng, theo dõi, báo cáo Trưởng phòng để triển khai thực hiện, lưu trữ văn bản;
- Thực hiện nhiệm vụ biên tập, quản lý Website của phòng;
- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.