Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, đồng thời cũng là nhà giáo dục lớn. Người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa,  nền giáo dục toàn diện. Đối Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ.

Theo Hồ Chí Minh tự học là “tự động học tập” [1]. Có nghĩa là việc học tập là do chính bản thân người học quyết định, người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ của người khác. Tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến hành việc tự học. Hồ Chí Minh giải thích: “Tự động là không phải dựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức phong phú, mới mẻ” [2]. Tự học là tự mình quản lý việc học tập, lĩnh hội tri thức của bản thân. Người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho chính mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó người học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Người khẳng định: đối với việc học tập thì tự học có một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố không thể thay thế, là nhân tố quyết định chất lượng học tập của mỗi cá nhân. Theo Người, cách học tập là “lấy tự học làm cốt” [3].

Người cho rằng, mục đích của học tập nói chung là: “để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể “giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [4]. Tuy nhiên trong khi bàn về tự học, Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định tự học có mục đích riêng nhằm thực hiện mục tiêu chung của việc học tập. Trước hết: Người khẳng định mục đích của tự học là nâng cao sự hiểu biết của bản thân mình để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Thứ hai: tự học để trau dồi năng lực cá nhân phục vụ sự nghiệp cách mạng. Thứ ba: tự học để khẳng định mình. Do vậy, tự học là một yêu cầu tất yếu của việc học tập, mục đích cao nhất của tự học chính là nâng cao hiểu biết, hoàn thiện nhân cách phục vụ sự nghiệp cách mạng. Đó phải là sự nghiệp của toàn dân. Cho nên ai cũng phải tự học, không ai được chủ quan tự mãn vì học hỏi là vô cùng.

 Nội dung tự học rất rộng. Để thực hiện được mục đích cao cả của việc tự học thì nội dung tự học phải toàn diện. Có nghĩa là phải tự học tất cả các môn. Nhất là đối với những người cách mạng thì điều này càng quan trọng và cần thiết “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hóa, chính trị, kĩ thuật” [5]. Người nhấn mạnh thêm “phải chăm lo học tập văn hóa, học tập kĩ thuật, học tập nghiệp vụ..” [6] hay “học làm tính, học chính trị, học lịch sử, học khoa học thường thức. Rồi gắng học cao hơn nữa” [7].

Phương pháp tự học của Bác Hồ là: Muốn nâng cao kiến thức trong quá trình tự học, mỗi người cần phải biết cách tận dụng triệt để thời gian và những điều kiện, phương tiện có sẵn trong xã hội, như thư viện, câu lạc bộ, sách báo, viện bảo tàng, các buổi nói chuyện, hội thảo,... Ngoài ra, mỗi người cần tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo của bạn bè, đồng nghiệp và thực hiện phương châm học ở mọi lúc, mọi nơi, học trong khi giao thiệp, trong công việc hằng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, trong kinh nghiệm thành công cũng như thất bại và học trong công tác vận động quần chúng. 

Như vậy, hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh về tự học đề cập và bao quát các vấn đề cơ bản của tự học, đó là hệ thống quan điểm nhằm mục đích hướng dẫn và nâng cao việc tự học của người học./

---------------------------------------------
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, Nxb CTQG, H.1995, tr.50. [2] Sđd, t.4,  tr.48. [3] Sđd, t.5, tr.273. [4]

 Sđd, t.5, tr.684.

[5] Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, Nxb CTQG, H.1996, tr.306. [6]  Sđd, t.10, tr.43. [7] Sđd, t.5, tr.39.

 

Tin bài: GV Hoàng Thị Thanh Thuỷ

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng chuẩn đầu ra theo định hướng “Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội”, Bộ môn Chính trị – Tâm lý giáo dục học (Khoa Cơ bản, Trường Cao đẳng Sơn La) đã xây dựng Kế hoạch số 03/KH-BMCT-TLGDH ngày 28/3/2025 về việc nghiệm thu ngân hàng đề thi các học phần năm học 2024–2025.

Việc nghiệm thu ngân hàng đề thi năm nay được tổ chức bài bản, tuân thủ quy trình QMS ISO 9001:2015, với các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo mật, tính chính xác và khách quan trong đánh giá. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ môn được thành lập với sự tham gia của các giảng viên có kinh nghiệm, nhằm đảm bảo chất lượng và tính khả thi của ngân hàng đề.

Ba học phần được đưa vào nghiệm thu bao gồm:

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học (GV: Vũ Thị Hoa) – Nghiệm thu lúc 8h00 ngày 02/4/2025
  • Giáo dục gia đình (GV: Nguyễn Thị Sánh) – Nghiệm thu lúc 9h30 ngày 02/4/2025
  • Giáo dục hòa nhập (GV: Đinh Thị Hoài) – Nghiệm thu lúc 14h00 ngày 02/4/2025

Các buổi nghiệm thu diễn ra tại Văn phòng Khoa Cơ bản, với sự phân công rõ ràng từ Đồng chí Đào Thị Hợi - Trưởng bộ môn đến từng thành viên trong Hội đồng. Các ý kiến đóng góp, phản biện trong Hội đồng là cơ sở quan trọng để hoàn thiện ngân hàng đề thi trước khi đưa vào sử dụng chính thức trong năm học.

Qua hoạt động này, Bộ môn khẳng định sự chủ động trong công tác chuyên môn, đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng ngân hàng đề thi, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo và kiểm định chất lượng của Nhà trường.

GV Nguyễn Sánh

ThS. Trịnh Thị Liên

Trường Cao đẳng Sơn La

Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đề tài lựa chọn được 06 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La trong thời gian tới.

Từ Khóa: Giải pháp, đổi mới, phương pháp giảng dạy, giáo dục thể chất, sinh viên, Trường Cao đẳng Sơn La.

Bản tóm tắt:

Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đề tài đã lựa chọn được 06 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Sơn La trong thời gian tới.

Từ khóa: Giải pháp, đổi mới, phương pháp giảng dạy, giáo dục thể chất, sinh viên, Cao đẳng Sơn La.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Cao đẳng Sơn La đã nghiêm trọng và đáp ứng kịp thời thực hiện chương trình môn học GDTC các khối môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng” theo Thông tư 12/2018/TT – BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ lao động – bình thương và xã hội, ban hành.

Nhà trường đã chú ý xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư xây dựng nhà tập thể, nâng cấp sân bóng đá, bóng ngựa, làm mới sân tập cầu lông... thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao (TDTT). Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy mặc dù đã có nhiều cố gắng và có những bài hát định nghĩa thành công nhất của GDTC còn nhiều bất chấp như: cơ sở vật chất của Nhà trường chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tập luyện ngoại khóa, rèn luyện thể thao của sinh viên; Chương trình học GDTC còn nhiều bất cập; Nhận thức của sinh viên về vai trò và hoạt động của TDTT vẫn chưa đầy đủ; đặc biệt là phương pháp giảng dạy của học viên chưa có nhiều đổi mới;…Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư    phạm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp toán học thống kê

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Những căn cứ và nguyên tắc đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất tại    Trường Cao đẳng Sơn La

Để lựa chọn được các giải pháp, chúng tôi dựa trên căn cứ: Một là, các quan điểm Đảng và    Nhà nước về đổi mới GDTC trong hệ thống các  trường học và hai là, căn cứ vào thực trạng phương pháp giảng dạy các học phần môn học GDTC của Trường Cao đẳng Sơn La hiện nay.

Các giải pháp được lựa chọn để đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học   Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Sơn La cần đảm bảo các nguyên tắc: Nguyên tắc thực tiễn; Nguyên tắc phù hợp nguyện vọng; Nguyên tắc tự giác lựa chọn môn thể thao; Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa

2.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất tại  Trường Cao đẳng Sơn La

* Lựa chọn các giải pháp

Qua tham khảo tài liệu kết hợp với điều tra phỏng vấn 8 người là cán bộ quản lý, chuyên gia và giảng viên đang giảng dạy tại môn học giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng Sơn La, đề tài đã lựa chọn được   6 giải pháp có số phiếu tán thành ở mức rất cần thiết (từ 80% trở lên) bao gồm: (1). Đẩy mạnh tuyên  truyền giáo dục về ý nghĩa vai trò của GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội; (2). Tích cực sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học; (3). Sử dụng thường xuyên phương pháp thích hợp và cá biệt hóa trong từng buổi lên lớp cụ thể; (4). Tích cực vận dụng phương pháp trò  chơi và phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy; (5). Sử dụng phương pháp tăng dần yêu   cầu; (6). Phương pháp kiểm tra, đánh giá.

* Xây dựng nội dung các giải pháp

Giải pháp 1. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa vai trò của GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội

Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về vai trò của môn học GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội qua đó hình thành động cơ học tập đúng đắn, tích cực và chủ động chiếm lĩnh tri thức của môn học.

Nội dung: Giảng viên giảng dạy TDTT phải có nhiệm vụ thông qua bài giảng, liên hệ với thực tế giúp sinh viên hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của TDTT; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua hội thảo, toạ đàm; Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các  thông tin TDTT của nước ta và thế giới.

Cách thức tiến hành:

Phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là Bộ môn GDTC-QP, phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên, Đoàn thanh niên,... quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT và môn học GDTC; Đa   dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục như: Thông qua giờ học nội ngoại khóa, các buổi sinh hoạt cuối tuần, các bảng tin thể thao, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc hội thảo và thi tìm hiểu về TDTT; Phối hợp với các bộ phận chức năng xây dựng chế độ khen thưởng các sinh viên có ý thức tốt trong giờ học; Phối hợp với nhà trường để đưa điểm thi kết thúc của môn học GDTC cũng được tính điểm trung bình chung như các môn học khác.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua các thông số về số lượng buổi tuyên truyền, hình thức tuyên truyền và số lượng sinh viên đã được tuyên truyền; Các  tiêu chí đánh giá nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn học GDTC

Giải pháp 2. Tích cực sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học

Mục đích: Giúp sinh viên hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động.

Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học là “Dạy kỹ năng” truyền thụ kỹ thuật động tác, giúp sinh viên hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động.

Cách thức thực hiện: Trong giảng dạy người giảng viên phải sử dụng phương pháp hài hòa, hợp lý đối với từng giáo án, mục tiêu của từng bài giảng. Vì tính trực quan là một tiền đề cần thiết để sinh viên tiếp thu động tác và là một điều kiện không thể tách rời trong hoàn thiện vận động; giảng viên phải thực hiện đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi sử dụng phương pháp trực quan, thời điểm sử dụng phương pháp trực quan trực  tiếp (làm mẫu, thị phạm kết hợp phân tích bằng lời nói tạo cảm nhận, hình dung về kỹ thuật bài tập cho sinh viên) hay sử dụng phương pháp trực quan gián tiếp (tranh, ảnh, video) nghĩa là đưa sinh viên từ  trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng để giúp sinh viên cảm nhận được quá trình, giai đoạn thực hiện kỹ thuật vận động; giảng viên luôn lưu ý vận dụng hài hòa phương pháp này đối với các nội dung khác nhau của môn học GDTC.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua số lượng và tính tích cực tham gia tập luyện trong và sau giờ học môn GDTC của sinh viên.

Giải pháp 3. Sử dụng thường xuyên phương pháp thích hợp và cá biệt hóa trong từng buổi lên lớp cụ thể

Mục đích: Lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho tương ứng với khả năng của sinh viên.  

Nội dung: Phương pháp này đòi hỏi giảng viên phải nắm được đặc điểm của từng sinh viên trong lớp mình phụ trách để lựa chọn bài tập, phương pháp tập phù hợp, để giao nhiệm vụ cho sinh viên từ đó lựa chọn việc dạy và giáo dục sao cho tương ứng với khả năng của sinh viên.

Cách thức thực hiện: Giảng viên cần nắm được đặc điểm của từng sinh viên do lớp mình phụ trách để lựa chọn bài tập, phương pháp tập phù hợp cho sinh viên (lưu ý đặc điểm cả mặt thể chất và tinh thần của họ) để giao nhiệm vụ cho sinh viên; Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng vì trong quá trình giảng dạy và học tập sẽ gây tác dụng mạnh mẽ đến các chức năng quan trọng trong cơ thể sống. Nếu thực hiện một lượng vận động vượt quá mức cơ thể chịu đựng là đã có thể nảy sinh   nguy cơ xấu đối với sức khoẻ sinh viên, gây hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và ngược lại. Do vậy đòi  hỏi giảng viên thận trọng và tích cực trong quá  trình tổ chức dạy học.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua số lượng các phương pháp và các hình thức tập luyện mà giảng viên áp dụng. Đồng thời, thông qua mức độ tập luyện chuyên cần của sinh viên

Giải pháp 4. Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy

Mục đích: Thay đổi không khí buổi học, tạo sự hưng phấn, tạo tâm lý phấn khởi cho SV

Nội dung: Giảng viên lựa chọn những trò chơi thích hợp, phù hợp với điều kiện tâm lý và mục đích tổ chức buổi học để thay đổi không khí buổi học, tạo sự hưng phấn, tạo tâm lý tích cực cho sinh viên.

Cách thức thực hiện: Giảng viên phải lựa chọn những trò chơi thích hợp, phù hợp với điều kiện và tâm lý, mục đích tổ chức buổi học; Việc áp dụng trò chơi lúc nào? thời điểm nào? đòi hỏi trước khi lên lớp giảng viên cần phải nằm vững, chẳng hạn như: giảng dạy đầu phần cơ bản nếu áp dụng phương pháp trò chơi thì lựa chọn những trò chơi phát triển sức nhanh, mạnh, nếu áp dụng phương pháp trò chơi cuối buổi thì lựa chọn trò chơi mang tính thả lỏng, hồi tĩnh. Giảng dạy học phần 1 lựa chọn trò chơi tập thể đòi hỏi khéo léo...

Vận dụng phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy đảm bảo như một phương thức tổ chức, kích thích hoạt động thể thao. Khi lựa chọn phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy chỉ nên lựa chọn hình thức đơn giản và áp dụng thực tiễn với nội dung bài giảng.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua số lượng các trò chơi giảng viên áp dụng. Đồng thời, thông qua tính tích cực và sự hăng say trong tập  luyện của sinh viên.

Giải pháp 5. Sử dụng phương pháp tăng dần yêu cầu

Mục đích: Trong quá trình học không ngừng tăng yêu cầu khi thực hiện bài tập nhằm nâng cao kỹ năng thực hiện động tác.

Nội dung: Giảng viên sử dụng phương pháp tăng dần yêu cầu để kích thích mức độ biến đổi   thích nghi trong cơ thể dưới sự tác động của lượng vận động bài tập thể chất trong những giới hạn nhất định tỷ lệ thuận với cường độ và khối lượng.

Cách thức thực hiện:

Phương pháp này bắt buộc trong thực hiện nhiệm vụ GDTC của người giảng viên. Đòi hỏi người giảng viên phải thực sự sáng suốt trong áp dụng phương pháp phù hợp trong giảng dạy đối với việc tăng yêu cầu (gồm cường độ vận động, khối lượng vận động) để đạt hiệu quả cao trong công tác GDTC;

Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người giảng viên phải thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo  xu thế chung là tăng lượng vận động, độ khó, yêu cầu kỹ chiến thuật…từ buổi tập này sang buổi tập khác, tăng độ phức tạp của bài tập. Bởi lượng vận động lớn sẽ tạo nên sự biến đổi thích nghi lớn và quá trình hồi phục vượt mức ngày càng cao, nếu sử dụng một lượng vận động nào đó trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những phản ứng thích nghi của cơ thể, gây cản trở việc hình thành thích nghi mới.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua khối lượng thực hiện bài tập mà giảng viên áp dụng. Thông qua mức độ thực hiện của sinh viên đối với các bài tập được lựa chọn.

Giải pháp 6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Mục đích: Giúp sinh viên có ý thức trong học tập và rèn luyện.

Nội dung: Giảng viên sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá này nhằm đánh giá sự tiếp thu kỹ thuật động tác được giảng dạy ở giai đoạn dạy học ban đầu để đưa ra những nhận định về khả năng tiếp thu động tác (tiếp thu kỹ thuật, nội dung giảng dạy) đã truyền thụ.

Cách thức thực hiện:

Trong giảng dạy GDTC nhất thiết cần sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá để chỉ rõ những sai sót và sửa chữa ngay trong những lần tiếp theo và đưa ra sự điều chỉnh hợp lý về mức độ tập luyện; Việc kiểm tra sự tiếp thu để đưa ra sự đánh giá chính xác mức độ đáp ứng yêu cầu đối với bài cũ (kỹ thuật đã giảng dạy trước đó, sự chuyên cần, chịu khó của người học); Hướng dẫn sinh viên các nội dung của tiêu chí đánh giá; Lập kế hoạch cho sinh viên tập luyện các nội dung của tiêu chí đánh giá ngay trong giờ học chính khóa và ngoại khóa.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua số lần kiểm tra, đánh giá việc tập luyện và rèn luyện của sinh viên trong từng nội dung của các học phần GDTC.

2.3. Kiểm định tính khả thi của các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Sơn La

Sau khi đã lựa chọn và xây dựng nội dung 06 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học GDTC tại Trường Cao đẳng Sơn La, Đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi với 17 người (trong đó có 4 chuyên gia về GDTC chiếm 23.52%, 5 cán bộ quản lý về giáo dục thể chất chiếm 29.41% và 8 giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất chiếm 47.05%). Người được phỏng vấn trả lời bằng cách cho điểm theo “thang độ Likert (5 mức): Đề tài quy ước chỉ lựa chọn giải pháp có tỷ trọng trả lời ở mức đồng ý trở lên, tương ứng với TSTB (3.41-5.00)

Rất không đồng ý: Từ 1.00-1.80 điểm

Không đồng ý: Từ 1.81-2.60 điểm

Bình thường: Từ 2.61-3.40 điểm

Đồng ý: Từ 3.41-4.20 điểm

Rất đồng ý: Từ 4.21-5.00 điểm

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1

Bảng 1. Kết quả phỏng vấn kiểm định các giải đổi mới phương pháp

giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất tại

Trường Cao đẳng Sơn La (n = 17)

Giải pháp

Nội dung

(n = 17)

Tổng điểm

TSTB

5

4

3

2

1

GP 1

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa vai trò của GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội

14

2

1

0

0

81

4.76

GP 2

Tích cực sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học

13

3

1

0

0

80

4.70

GP 3

Sử dụng thường xuyên phương pháp thích hợp và cá biệt              hóa trong từng buổi lên lớp cụ thể

15

2

0

0

0

83

4.88

GP 4

Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy

12

1

4

0

0

76

4.47

GP 5

Sử dụng phương pháp tăng dần yêu cầu

13

1

3

0

0

78

4.58

GP 6

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

13

2

2

0

0

79

4.64

Qua bảng 1 cho thấy: có 6/6 giải pháp đề tài đưa ra phỏng vấn được các nhà chuyên môn có ý kiến tán thành ở mức Đồng ý và Rất đồng ý (điểm từ 4.47 -4.88). Nội dung các giải pháp đã được các chuyên gia     đánh giá có tính khả thi rất cao khi áp dụng.

Quá trình xây dựng nội dung các giải pháp đảm bảo tính khoa học của tiến trình đổi mới, phù hợp với thực tiễn khách quan trong giáo dục đại học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của     giảng viên.

Song các chuyên gia cũng khuyến cáo, để có thể khẳng định được tính ưu việt của các giải pháp phải kiểm định được tính hiệu quả của nó trong thực tiễn giảng dạy môn học GDTC. Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò, giá trị và ý nghĩa khác nhau, nhưng rất quan trọng. Vì vậy, không được tách rời, tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ một giải pháp nào. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, sẽ tạo sức mạnh tổng hợp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDTC tại Trường Cao đẳng Sơn La hiện nay.

3. KẾT LUẬN

Đề tài lựa chọn và xây dựng được 06 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn    học GDTC tại Trường Cao đẳng Sơn La, cụ thể là: (1). Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa vai trò của GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội; (2). Tích cực sử dụng phương pháp  trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học; (3). Sử dụng thường xuyên phương pháp thích hợp  và cá biệt hóa trong từng buổi lên lớp cụ thể; (4). Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy; (5).  Sử dụng phương pháp tăng dần yêu cầu; (6). Phương pháp kiểm tra, đánh giá. Các giải pháp đã được các chuyên gia kiểm định có tính khả thi cao khi áp dụng trong thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 25/2015/TT-BGD ĐT quy định về Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học ngày 14/10/2015 của Bộ GD - ĐT.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2019). Số: 3833/BGDĐT-GDTC, Hà Nội, ngày  23  tháng  năm  2019 . V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học năm 2019-2020

3. Bộ lao động – Thương binh và xã hội (2018), Thông tư số 12/2018/TT – BLĐTBXH ngày 26/9/2018, Ban hành chương trình môn học GDTC các khối môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng .

4. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo chuyển thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

5. Thủ tướng chính phủ (2016), QĐ số 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016 phê duyệt dự án tổng thể phát triển Giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025.

 

Địa chỉ tạp chí : Tạp chí Khoa học Giáo dục Thể chất và Thể thao Châu Âu

www.oapub.org/edu

Mã số: ISSN: 2501 – 1235 ; ISSN-L: 2501 – 1235

 

Bài này được hội đồng Giáo sư nhà nước tính : 1 điểm theo thông tư 37

 

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi: “Thân dân tức là phục vụ nhân dân, thiết lợi ích của nhân dân lên trên hết. Nói một cách khác, tức là "tiên thiên hạ chi ưu nhi, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc"[1]. Thân dân gần gũi với dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, Nhà nước "của dân, do dân và vì nhân dân".

Bác Hồ thăm nông dân đang héo lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, năm 1954. Ảnh: Tư liệu

Nhà nước triết toan cho dân an cư lạc nghiệp, chăm lo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân dân, biết dựa vào sức mạnh của dân dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, khi nhà nước phong kiến ​​coi thân dân là “Thượng sách giữ nước”, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” thì quốc thái dân an, đất nước phát triển, lưu danh sử sách đời để con cháu noi theo. Nếu các vương quan trong triều “vinh thân phì gia”, củng cố vương quyền, nhân dân sẽ mất hết quyền làm chủ của mình, đất nước sẽ lâm nguy, ngay cả ngai vàng vua chúa cũng có nguy cơ rơi vào tay giặc. Triều nhà Hồ là một minh chứng khi Hồ Quý Ly chỉ chăm lo rèn binh, rèn luyện, xây thành bồi bồi, khi giặc đến thành quách tân hoàng lòng dân ly tán, vua tôi bị bắt...                     

thoáng mắt chứng kiến ​​nhân dân rệ than, nước nhà tâm lý dưới ách đô hộ của kẻ xâm lược, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành không chỉ kế thừa tư tưởng thân dân của ông cha mà còn phát triển lên một tầm cao mới. Với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường nghiên cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga.

Dân trong tư tưởng của Người là nhân dân, là Quần chúng lao động, là tất cả, “trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là ác quỷ mà ta phải quyết chiến, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính quan trọng giúp đỡ”[2]. Vì vậy, thân dân - gắn bó mật thiết kế với nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân là một tư tưởng lớn, mang tính nhân văn cao cả, tính nhân dân sâu sắc sắc của Người. Người nhiều lần cơ sở và khẳng định: “Thành nghiệp kháng chiến, kiến ​​trúc quốc gia là công việc của dân dân; mọi quyền hành và lực lượng đều ở dân dân”, “Dễ trăm lần không dân dân chịu. Khó vạn dân dữ liệu cũng xong”. “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Thấy rõ sức mạnh từ nhân dân dân nên trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người kêu gọi: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, phái phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên thực dân Pháp để Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có ném súng, không có thì dùng cuốc, thuổng, Bóng gộc. Ai cũng phải ra sức thực hành Pháp nghiên cứu nước"[3].                       

Thân dân trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, đau với nỗi đau của nhân dân, sống gần gũi nhân dân, phúc hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, hết lòng phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân. Yêu thương dân nên cả cuộc đời thứ bảy mùa xuân tươi sáng của Người đã cống hiến trọn vẹn cho dân, cho nước. Hoài lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột đỉnh là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[4]. Khi bàn đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội, Người khẳng định: Chủ nghĩa xã hội trước hết nỗ lực làm cho nhân dân lao động thoát nạn bất công, làm cho mọi người có công ăn việc làm được ấm no và sống trọn đời hạnh phúc đời phúc. Quan điểm thân dân tộc trong Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự kết tinh đậm nét giá trị truyền thống văn hoá phương Đông, đặc biệt là tinh hoa văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam và được soi sáng bằng Chủ nghĩa Mác - Lênin.                        

Thân dân trong Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong thực hành dân chủ chủ nghĩa. Người cho rằng dân là chủ và dân làm chủ: "Nhân dân là chủ. Chính phủ là dân chủ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc làm nhỏ đều nhắm mục tiêu phục vụ lợi ích của nhân dân"[5]. Người nhấn mạnh vai trò làm chủ của nhân dân đối với đất nước - chủ nhân của đất nước trên tất cả các lĩnh vực cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, thực hiện tốt dân chủ chính là tôn giáo trọng con người, coi con người là giá trị cao nhất, đồng thời phải tạo ra những điều kiện cần thiết để dân có thể phát huy quyền làm chủ của mình.                  

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người đưa ra quan điểm dân làm chủ mà còn là người đi tiên phong, tấm gương sáng trong quá trình thực hiện dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Bên mép coi “Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn… Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả sức mạnh của nhân dân, để cách mạng tiến lên”[6], Người xác định chế độ cơ, biện pháp, nguyên tắc thực hiện dân chủ là điều kiện tiên quyết để thực hiện đại đoàn kết toàn dân thành một khối thống nhất về ý chí chí và hành động. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn kế thừa và phát huy dân chủ, làm cho công việc thực hành dân chủ có thể tồn tại và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chính là cơ sở, tiền đề để ý Đảng hợp lòng dân dân, khơi dậy thần đoàn kết toàn dân tộc, giành thắng lợi này đến thắng lợi khác, thực hiện thành công mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
---------------------------------------------
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, Nxb CTQG, H.2011, tr.377. [2] Sđd, t.6, tr.130. [3] Sđd, t.4, tr.534. [4] Sđd, t.15, tr.627. [5] Sđd, t.9, tr.90. [6] Sđd, t.1, tr.XX.

Trích nguồn: Bá o điện tử

            Mạo từ trong tiếng Anh là một phần kiến thức nhỏ, cách sử dụng đơn giản và thường xuyên sử dụng trong cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên người học hay nhầm lẫn và sử dụng sai mạo từ dẫn đến gây hiểu nhầm về ý nghĩa của các tình huống xuất hiện trong khi sử dụng Tiếng Anh. Để giúp người học nắm chắc hơn về chủ điểm ngữ pháp này tôi xin chia sẻ về khái niệm và cách sử dụng của mạo từ “a/  an/ the” trong bài viết dưới đây:

I. Khái niệm về mạo từ trong tiếng Anh.

Mạo từ (article) là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy nói đến một đối tượng xác định hay không xác định. Trong tiếng Anh, mạo từ được chia làm hai loại: mạo từ xác định (definite article) “the” và mạo từ không xác định (indefinite article) gồm “a” và “an”.

II. Cách sử dụng của mạo từ a/an và the

1. Mạo từ không xác định “a” và “ an”.

a. Mạo từ không xác định (a/an) dùng trước những danh từ số ít đếm được, khi nó được nhắc tới lần đầu tiên. Trong đó:

- Mạo từ ‘a’ được sử dụng trước danh từ số ít, đếm được có cách phát âm bắt đầu bằng một phụ âm.

                        Ex: I have a cat. It is lovely.

                        It took me an hour to get to my grandparents’ house yesterday.

- Mạo từ ‘an’ được sử dụng trước danh từ số ít, đếm được có cách phát âm bắt đầu bằng một nguyên âm.

                        Ex: She eats an apple every morning.

                             She wears a uniform at school.

b.  Mạo từ không xác định (a/an) dùng trước những danh từ khi nó mang ý nghĩa là “một”:

                        Ex: My new house is near a bus stop, so I usually go to school by bus.

c. Mạo từ không xác định (a/an) dùng trước những danh từ chỉ nghề nghiệp:

                        Ex: My mother is a doctor.

                              My father is an engineer.

d. Mạo từ không xác định (a/an) dùng trong các cụm từ chỉ số lượng: a little, a few, a lot, a couple, a quarter, a piece of, a cup/glass of, a bunch of…

                        Ex: a little rice, a few books, a couple of glasses, a quarter of an hour, a piece of cake, a cup of tea, a bunch of flowers

2. Mạo từ xác định “the”

Mạo từ xác định “the” đứng trước các danh từ thuộc các trường hợp sau đây:

a. Mạo từ xác định “the” dùng trước những danh từ là duy nhất, độc nhất.

          Ex: the sun, the moon, the world....          

b. Mạo từ xác định “the” dùng trước những danh từ khi chúng được xác định bằng một mệnh đề/ mệnh đề quan hệ ở phía sau.

            Ex: Do you know the woman who is standing over there?

c. Các danh từ được xác định qua ngữ cảnh hoặc được đề cập trước đó.

            Ex: I have a dog and a cat. The cat is more intelligent than the dog.

                 I have a book and an eraser. The book is now on the table.          

d. Các danh từ chỉ sự giải trí.

          Ex: the theater, the concert, the church    

e. Trước tên các tàu thuyền, máy bay.

          Ex: The Titanic was a great ship.  

f. Các sông, biển, đại dương, dãy núi.

          Ex: the Mekong River, the East Sea, the Pacific Ocean, the Himalayas         

g. Trước tên các quốc gia do nhiều khu ghép lại,  những danh từ riêng chỉ biển, sông, quần đảo, dãy núi, sa mạc.

          Ex: the Philippines, the United States, the Pacific, the Netherlands      .

h. Tính từ dùng như danh từ tập hợp.

          Ex: You should help the poor.       

i. Trong so sánh nhất.

          Ex: Nam is the cleverest in his class.       

j. Tên người ở số nhiều (chỉ gia đình)

          Ex: The Blacks, the Blues, the Nams        

k. Các danh từ đại diện cho 1 loài.

          Ex: The cat is a lovely home pet.  

l. Các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn.

          Ex: in the morning, in the street, in the water...  

m. Số thứ tự.

          Ex: the first, the second, the third....         

n. Chuỗi thời gian hoặc không gian.

          Ex: the next, the following, the last...       

III. Bài tập áp dụng

 Exercise 1. Hoàn thành câu bằng cách điền mạo từ “a, an, the” vào chỗ trống:

1. There isn’t ____________ airport near where I live.

2. __________ nearest airport is 70 miles away.

3. Did you have ____________ nice holiday? Yes, it was _________ best holiday I've ever had.

4. Mai always plays ____________ piano whenever she has free time.

5. My new house is near __________ bus stop, so I usually go to school by bus.

6. It takes me ____________ hour to finish my work.

7. She used to have _____________ cat and ______ dog but __________ dog died.

8. English is spoken all over _____________ world. 

9. The girl with __________ orange hat is my daughter.

10. __________ Smiths are going to Halong Bay next summer

11. There are three people in my family. My mother is __________ teacher, my father works as __________ engineer and I am __________ student.

12.  There are __________ few books on the bookshelf.

13. It took her __________ hour to go to work yesterday.

14. I often go to __________ church to pray for good health and happiness.

15. There is __________ little rice in the box left.

IV. Đáp án

Exercise 1:

1. an

2. The

3. a/ the

4. the

5. a

6. an

7. a/ a/the

8. the

9. an

10. The

11. a/an/a

12. a

13. an

14. the

15. a

 

Giảng viên: Bùi Thị Hằng – Bộ môn Ngoại ngữ - Khoa Cơ bản

 1. Vai trò của CNTT trong dạy và học ngoại ngữ

Ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ ngày nay có vai trò vô cùng quan trong trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ. Việc áp dụng các phần mềm vào giảng dạy góp phần to lớn vào việc tạo hứng thú cho sinh viên, do tài liệu cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu. Ngoài ra, thông qua việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, giảng viên có thể tổng hợp và tiếp theo là cung cấp thông tin tới sinh viên thông qua nhiều kênh giao tiếp giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp một cách đồng đều. Hơn thế nữa, sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy và học ngoai ngữ làm cho giờ học trở lên sống động hơn khi sinh viên được thấy hình ảnh, phim ảnh, âm thanh chất lượng. Ngôn ngữ cuộc sống được đưa vào lớp học và sinh viên có cơ hội nhìn và nghe các tình huống giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ đích thực của người bản ngữ hơn nữa kích thích khả năng nhận thức của sinh viên, tiết kiệm thời gian ghi chép trên lớp, tăng thời gian luyện tập, hứng thú cùng nhau thảo luận xây dựng bài.

2. Một số phần mềm có thể ứng dụng trong dạy và học tiếng Anh tại Trường Cao đẳng Sơn La

2.1. Đối với hoạt động dạy

Giảng viên cần nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức giảng dạy, khai thác hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại có sẵn như máy chiếu đa năng, mạng internet…,luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật kiến thức mới, thiết kế slide sinh động dễ hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ, hướng dẫn sinh viên làm bài tập nhóm, các kĩ năng tra cứu qua internet, tìm tòi các phần mềm dạy học mới để tạo hứng thú học tập cho sinh viên, giúp bài giảng sinh động dễ hiểu.

Các phần mềm cơ bản cần có như:

- Phần mềm phổ thông nhất Window Media Maker: Giúp các giáo viên có thể tạo ra những clip, video từ việc cắt ghép âm thanh phục vụ việc dạy ngữ âm.

- Phần mềm Audacity: Hỗ trợ cắt,ghép, ghi âm thanh.

- Ứng dụng Mcmix: Ứng dụng trong việc làm đề thi tiếng Anh. Trộn đề thi, xây dựng hệ thống ngân hàng các bài thi tự luận và trắc nghiệm.

- Phần mềm hotpotato: Giúp các giáo viên có thể soạn thảo bài giảng từ slide. Cho phép giáo viên thay đổi vị trí câu hỏi và đáp án trong bài thi trắc nghiệm.

 2.2. Đối với hoạt động học

Tìm cho mình phương pháp học tập thích hợp, chủ động trong học tập. Sinh viên có thể tải một số ứng dụng học tiếng Anh có sẵn đơn giản, dễ sử dụng trên điện thoại để bổ trợ kiến thức như

- Ứng dụng Duolingo: Là ứng dụng hỗ trợ người dùng rèn luyện các kỹ năng: Nghe và phát âm. Ngoài ra ứng dụng cũng là nguồn tài nguyên phong phú về từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp. Các học viên có thể tìm từ vựng hay tra từ điển một cách dễ dàng.

- Ứng dụng Hello English: Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng về kỹ năng nói và ngữ pháp. Với cấu trúc giao diện đơn giản, dễ sử dụng, đây còn là công cụ hữu ích cho học viên trau dồi vốn từ vựng.

- BBC Learning English: Một trong những ứng dụng hay và  phổ biến nhất hiện nay. Ứng dụng có nhiều cấp độ khác nhau phù hợp với mọi trình độ. Người dùng có thể rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, phát âm và ngữ pháp của mình. Ngoài ra ở trình độ nâng cao, người dùng còn có thể học các từ lóng, thành ngữ…

- Các trang web học tiếng Anh online: Đây là nguồn tài nguyên kiến thức vô tận mà các học viên có thể khai thác. Các trang web sẽ là nơi cung cấp các tài liệu mở cho bài giảng điện tử. Học viên cũng có thể tăng cường các kỹ năng thông qua các web trực tuyến hay rèn luyện và trau dồi vốn từ vựng tiếng Anh…

Thạc sỹ Phạm Thị Thu Hiền – Khoa Cơ bản.

 

Trong quá trình dạy ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh và sinh viên trường Cao đẳng Sơn La, các giảng viên bộ môn Ngoại ngữ nhận thấy còn khá nhiều học sinh, sinh viên vẫn bị nhầm lẫn cách sử dụng của hai đại từ bất định "some" và "any" trong trường hợp dùng để chỉ số lượng do hai từ này có cùng chức năng trong câu nhưng cách dùng của chúng lại khác nhau.

Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ về cách sử dụng thông dụng nhất của "some" và "any" để người học phân biệt rõ và sử dụng đúng hai đại từ này khi dùng chúng để nói về số lượng trong các cấu trúc câu căn bản.

  • Some: một số, một ít, một vài, …

  • Any: không chút nào, không chút gì, không có tí nào,…

  1. Giống nhau

"Some" và "any" đều dùng với danh từ đếm được số nhiều và danh từ không đếm được.

Ví dụ:

  • Some students enjoy sports. (Một số sinh viên thích thể thao)

  • He drank some wine yesterday. (Hôm qua anh ấy đã uống một chút rượu)

  • My mother didn’t give me any money. (Mẹ chẳng cho tôi chút tiền nào cả)

  • Do you have any cars? (Bạn có chiếc ô tô nào không?”)

2. Khác nhau

2.1. SOME

  • “Some” được dùng trong câu khẳng định.

Ví dụ:

  • I have some computer. (Tôi có vài chiếc máy vi tính)

  • We often drink some milk every morning. (Chúng tôi thường uống một chút sữa mỗi buổi sáng).

  • There are some bags on the table. (Có vài chiếc túi trên bàn)

  • “Some” được sử dụng trong lời mời.

Ví dụ:

  • Would you like some coffee? (Anh có muốn uống một chút cà phê không?)

  • Do you want some apples? (Bạn có muốn một ít táo không?)

  • “Some” được sử dụng khi muốn đưa ra lời đề nghị.

Ví dụ:

  • May I have some salt, please? (Cho tôi xin chút muối được không?)

  • Can I have some oranges ? (Tôi có thể xin ít cam không?)

2.2. ANY

  • “Any” được sử dụng trong câu phủ định.

Ví dụ:

  • I don’t drink any beer(Tôi không uống một chút bia nào.)

  • There aren’t any big trees in my garden.  (Không có một cây to nào trong vườn nhà tôi cả)

  • “Any” được dùng trong câu hỏi.

Ví dụ:

  • Do you have any milk in the bottle? (Có chút sữa nào trong chai không?)

  • Are there any pictures on the wall?  (Có bức tranh nào trên tường không?)

 BÀI TẬP ỨNG DỤNG

 Điền some/any vào các chỗ trống.

  1. They have _____ houses in this city.

2. Can you give me _____information about your school, please?

3. Would you like _____ eggs for breakfast?

4. My friend didn’t make _____ mistakes on the exam.

5. Did you give her _____ flowers?

6. Can you bring me _____water, please?

7. They don’t play ______sports.

8. Is there _____meat in the fridge?

9. I didn’t eat ______ rice yesterday.

10. She wants to buy ______ apples for her mother.

11. Would you like to have_____ coffee with your meal?

12. Do they have _____children?

13. Would you like ______ milk, please?

14. May I have ______ bananas?

15. My brother doesn’t eat ______beef.

16. Are there ______tables in the room?

17. We often drink ______ orange juice in the evening.

18. There isn’t ______ any milk in the jar.

19. Do you have ______pets?

20. Would you like _____ sugar in your tea, please?

 ĐÁP ÁN:

1.      

some

11.

some

2.      

some 

12.

any

3.      

some 

13.

some

4.      

any   

14.

some

5.      

any

15.

any

6.      

some 

16.

any

7.      

any

17.

some

8.      

any

18.

any

9.      

any

19.

any

10.  

some 

20.

some

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN

CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG VIỆC

GIÁO DỤC, ĐỊNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA.

                                 

  GV: Lê Thị Thuý Hiền

Một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng những con người, đặc biệt là các thế hệ sinh viên phát triển toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có lý tưởng cách mạng, có đạo đức trong sáng, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có tư duy sáng tạo, có tri thức khoa học, có kỹ năng thực hành giỏi, có sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Với đặc điểm học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng Sơn La  đến từ các huyện trong địa bàn toàn tỉnh, về cơ bản họ vừa ra khỏi sự quản lý của gia đình để bắt đầu cuộc sống tự lập, tự quản và tập thể: sinh viên thường khá nhanh nhạy trong việc tiếp thu các thông tin mới, cũng như những luồng tư tưởng mới trong xã hội, song khả năng phân tích và chọn lọc còn có những hạn chế. Tại Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản HCM toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kì 2017-2022, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra rằng: “Một số bộ phận thanh thiếu niên còn có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc”.