ThS. Trịnh Thị Liên

Trường Cao đẳng Sơn La

Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đề tài lựa chọn được 06 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La trong thời gian tới.

Từ Khóa: Giải pháp, đổi mới, phương pháp giảng dạy, giáo dục thể chất, sinh viên, Trường Cao đẳng Sơn La.

Bản tóm tắt:

Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đề tài đã lựa chọn được 06 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Sơn La trong thời gian tới.

Từ khóa: Giải pháp, đổi mới, phương pháp giảng dạy, giáo dục thể chất, sinh viên, Cao đẳng Sơn La.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Cao đẳng Sơn La đã nghiêm trọng và đáp ứng kịp thời thực hiện chương trình môn học GDTC các khối môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng” theo Thông tư 12/2018/TT – BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ lao động – bình thương và xã hội, ban hành.

Nhà trường đã chú ý xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư xây dựng nhà tập thể, nâng cấp sân bóng đá, bóng ngựa, làm mới sân tập cầu lông... thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao (TDTT). Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy mặc dù đã có nhiều cố gắng và có những bài hát định nghĩa thành công nhất của GDTC còn nhiều bất chấp như: cơ sở vật chất của Nhà trường chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tập luyện ngoại khóa, rèn luyện thể thao của sinh viên; Chương trình học GDTC còn nhiều bất cập; Nhận thức của sinh viên về vai trò và hoạt động của TDTT vẫn chưa đầy đủ; đặc biệt là phương pháp giảng dạy của học viên chưa có nhiều đổi mới;…Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư    phạm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp toán học thống kê

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Những căn cứ và nguyên tắc đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất tại    Trường Cao đẳng Sơn La

Để lựa chọn được các giải pháp, chúng tôi dựa trên căn cứ: Một là, các quan điểm Đảng và    Nhà nước về đổi mới GDTC trong hệ thống các  trường học và hai là, căn cứ vào thực trạng phương pháp giảng dạy các học phần môn học GDTC của Trường Cao đẳng Sơn La hiện nay.

Các giải pháp được lựa chọn để đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học   Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Sơn La cần đảm bảo các nguyên tắc: Nguyên tắc thực tiễn; Nguyên tắc phù hợp nguyện vọng; Nguyên tắc tự giác lựa chọn môn thể thao; Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa

2.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất tại  Trường Cao đẳng Sơn La

* Lựa chọn các giải pháp

Qua tham khảo tài liệu kết hợp với điều tra phỏng vấn 8 người là cán bộ quản lý, chuyên gia và giảng viên đang giảng dạy tại môn học giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng Sơn La, đề tài đã lựa chọn được   6 giải pháp có số phiếu tán thành ở mức rất cần thiết (từ 80% trở lên) bao gồm: (1). Đẩy mạnh tuyên  truyền giáo dục về ý nghĩa vai trò của GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội; (2). Tích cực sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học; (3). Sử dụng thường xuyên phương pháp thích hợp và cá biệt hóa trong từng buổi lên lớp cụ thể; (4). Tích cực vận dụng phương pháp trò  chơi và phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy; (5). Sử dụng phương pháp tăng dần yêu   cầu; (6). Phương pháp kiểm tra, đánh giá.

* Xây dựng nội dung các giải pháp

Giải pháp 1. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa vai trò của GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội

Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về vai trò của môn học GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội qua đó hình thành động cơ học tập đúng đắn, tích cực và chủ động chiếm lĩnh tri thức của môn học.

Nội dung: Giảng viên giảng dạy TDTT phải có nhiệm vụ thông qua bài giảng, liên hệ với thực tế giúp sinh viên hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của TDTT; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua hội thảo, toạ đàm; Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các  thông tin TDTT của nước ta và thế giới.

Cách thức tiến hành:

Phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là Bộ môn GDTC-QP, phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên, Đoàn thanh niên,... quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT và môn học GDTC; Đa   dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục như: Thông qua giờ học nội ngoại khóa, các buổi sinh hoạt cuối tuần, các bảng tin thể thao, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc hội thảo và thi tìm hiểu về TDTT; Phối hợp với các bộ phận chức năng xây dựng chế độ khen thưởng các sinh viên có ý thức tốt trong giờ học; Phối hợp với nhà trường để đưa điểm thi kết thúc của môn học GDTC cũng được tính điểm trung bình chung như các môn học khác.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua các thông số về số lượng buổi tuyên truyền, hình thức tuyên truyền và số lượng sinh viên đã được tuyên truyền; Các  tiêu chí đánh giá nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn học GDTC

Giải pháp 2. Tích cực sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học

Mục đích: Giúp sinh viên hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động.

Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học là “Dạy kỹ năng” truyền thụ kỹ thuật động tác, giúp sinh viên hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động.

Cách thức thực hiện: Trong giảng dạy người giảng viên phải sử dụng phương pháp hài hòa, hợp lý đối với từng giáo án, mục tiêu của từng bài giảng. Vì tính trực quan là một tiền đề cần thiết để sinh viên tiếp thu động tác và là một điều kiện không thể tách rời trong hoàn thiện vận động; giảng viên phải thực hiện đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi sử dụng phương pháp trực quan, thời điểm sử dụng phương pháp trực quan trực  tiếp (làm mẫu, thị phạm kết hợp phân tích bằng lời nói tạo cảm nhận, hình dung về kỹ thuật bài tập cho sinh viên) hay sử dụng phương pháp trực quan gián tiếp (tranh, ảnh, video) nghĩa là đưa sinh viên từ  trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng để giúp sinh viên cảm nhận được quá trình, giai đoạn thực hiện kỹ thuật vận động; giảng viên luôn lưu ý vận dụng hài hòa phương pháp này đối với các nội dung khác nhau của môn học GDTC.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua số lượng và tính tích cực tham gia tập luyện trong và sau giờ học môn GDTC của sinh viên.

Giải pháp 3. Sử dụng thường xuyên phương pháp thích hợp và cá biệt hóa trong từng buổi lên lớp cụ thể

Mục đích: Lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho tương ứng với khả năng của sinh viên.  

Nội dung: Phương pháp này đòi hỏi giảng viên phải nắm được đặc điểm của từng sinh viên trong lớp mình phụ trách để lựa chọn bài tập, phương pháp tập phù hợp, để giao nhiệm vụ cho sinh viên từ đó lựa chọn việc dạy và giáo dục sao cho tương ứng với khả năng của sinh viên.

Cách thức thực hiện: Giảng viên cần nắm được đặc điểm của từng sinh viên do lớp mình phụ trách để lựa chọn bài tập, phương pháp tập phù hợp cho sinh viên (lưu ý đặc điểm cả mặt thể chất và tinh thần của họ) để giao nhiệm vụ cho sinh viên; Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng vì trong quá trình giảng dạy và học tập sẽ gây tác dụng mạnh mẽ đến các chức năng quan trọng trong cơ thể sống. Nếu thực hiện một lượng vận động vượt quá mức cơ thể chịu đựng là đã có thể nảy sinh   nguy cơ xấu đối với sức khoẻ sinh viên, gây hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và ngược lại. Do vậy đòi  hỏi giảng viên thận trọng và tích cực trong quá  trình tổ chức dạy học.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua số lượng các phương pháp và các hình thức tập luyện mà giảng viên áp dụng. Đồng thời, thông qua mức độ tập luyện chuyên cần của sinh viên

Giải pháp 4. Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy

Mục đích: Thay đổi không khí buổi học, tạo sự hưng phấn, tạo tâm lý phấn khởi cho SV

Nội dung: Giảng viên lựa chọn những trò chơi thích hợp, phù hợp với điều kiện tâm lý và mục đích tổ chức buổi học để thay đổi không khí buổi học, tạo sự hưng phấn, tạo tâm lý tích cực cho sinh viên.

Cách thức thực hiện: Giảng viên phải lựa chọn những trò chơi thích hợp, phù hợp với điều kiện và tâm lý, mục đích tổ chức buổi học; Việc áp dụng trò chơi lúc nào? thời điểm nào? đòi hỏi trước khi lên lớp giảng viên cần phải nằm vững, chẳng hạn như: giảng dạy đầu phần cơ bản nếu áp dụng phương pháp trò chơi thì lựa chọn những trò chơi phát triển sức nhanh, mạnh, nếu áp dụng phương pháp trò chơi cuối buổi thì lựa chọn trò chơi mang tính thả lỏng, hồi tĩnh. Giảng dạy học phần 1 lựa chọn trò chơi tập thể đòi hỏi khéo léo...

Vận dụng phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy đảm bảo như một phương thức tổ chức, kích thích hoạt động thể thao. Khi lựa chọn phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy chỉ nên lựa chọn hình thức đơn giản và áp dụng thực tiễn với nội dung bài giảng.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua số lượng các trò chơi giảng viên áp dụng. Đồng thời, thông qua tính tích cực và sự hăng say trong tập  luyện của sinh viên.

Giải pháp 5. Sử dụng phương pháp tăng dần yêu cầu

Mục đích: Trong quá trình học không ngừng tăng yêu cầu khi thực hiện bài tập nhằm nâng cao kỹ năng thực hiện động tác.

Nội dung: Giảng viên sử dụng phương pháp tăng dần yêu cầu để kích thích mức độ biến đổi   thích nghi trong cơ thể dưới sự tác động của lượng vận động bài tập thể chất trong những giới hạn nhất định tỷ lệ thuận với cường độ và khối lượng.

Cách thức thực hiện:

Phương pháp này bắt buộc trong thực hiện nhiệm vụ GDTC của người giảng viên. Đòi hỏi người giảng viên phải thực sự sáng suốt trong áp dụng phương pháp phù hợp trong giảng dạy đối với việc tăng yêu cầu (gồm cường độ vận động, khối lượng vận động) để đạt hiệu quả cao trong công tác GDTC;

Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người giảng viên phải thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo  xu thế chung là tăng lượng vận động, độ khó, yêu cầu kỹ chiến thuật…từ buổi tập này sang buổi tập khác, tăng độ phức tạp của bài tập. Bởi lượng vận động lớn sẽ tạo nên sự biến đổi thích nghi lớn và quá trình hồi phục vượt mức ngày càng cao, nếu sử dụng một lượng vận động nào đó trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những phản ứng thích nghi của cơ thể, gây cản trở việc hình thành thích nghi mới.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua khối lượng thực hiện bài tập mà giảng viên áp dụng. Thông qua mức độ thực hiện của sinh viên đối với các bài tập được lựa chọn.

Giải pháp 6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Mục đích: Giúp sinh viên có ý thức trong học tập và rèn luyện.

Nội dung: Giảng viên sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá này nhằm đánh giá sự tiếp thu kỹ thuật động tác được giảng dạy ở giai đoạn dạy học ban đầu để đưa ra những nhận định về khả năng tiếp thu động tác (tiếp thu kỹ thuật, nội dung giảng dạy) đã truyền thụ.

Cách thức thực hiện:

Trong giảng dạy GDTC nhất thiết cần sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá để chỉ rõ những sai sót và sửa chữa ngay trong những lần tiếp theo và đưa ra sự điều chỉnh hợp lý về mức độ tập luyện; Việc kiểm tra sự tiếp thu để đưa ra sự đánh giá chính xác mức độ đáp ứng yêu cầu đối với bài cũ (kỹ thuật đã giảng dạy trước đó, sự chuyên cần, chịu khó của người học); Hướng dẫn sinh viên các nội dung của tiêu chí đánh giá; Lập kế hoạch cho sinh viên tập luyện các nội dung của tiêu chí đánh giá ngay trong giờ học chính khóa và ngoại khóa.

Cách đánh giá kết quả: Thông qua số lần kiểm tra, đánh giá việc tập luyện và rèn luyện của sinh viên trong từng nội dung của các học phần GDTC.

2.3. Kiểm định tính khả thi của các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Sơn La

Sau khi đã lựa chọn và xây dựng nội dung 06 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn học GDTC tại Trường Cao đẳng Sơn La, Đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi với 17 người (trong đó có 4 chuyên gia về GDTC chiếm 23.52%, 5 cán bộ quản lý về giáo dục thể chất chiếm 29.41% và 8 giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất chiếm 47.05%). Người được phỏng vấn trả lời bằng cách cho điểm theo “thang độ Likert (5 mức): Đề tài quy ước chỉ lựa chọn giải pháp có tỷ trọng trả lời ở mức đồng ý trở lên, tương ứng với TSTB (3.41-5.00)

Rất không đồng ý: Từ 1.00-1.80 điểm

Không đồng ý: Từ 1.81-2.60 điểm

Bình thường: Từ 2.61-3.40 điểm

Đồng ý: Từ 3.41-4.20 điểm

Rất đồng ý: Từ 4.21-5.00 điểm

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1

Bảng 1. Kết quả phỏng vấn kiểm định các giải đổi mới phương pháp

giảng dạy các học phần môn học Giáo dục thể chất tại

Trường Cao đẳng Sơn La (n = 17)

Giải pháp

Nội dung

(n = 17)

Tổng điểm

TSTB

5

4

3

2

1

GP 1

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa vai trò của GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội

14

2

1

0

0

81

4.76

GP 2

Tích cực sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học

13

3

1

0

0

80

4.70

GP 3

Sử dụng thường xuyên phương pháp thích hợp và cá biệt              hóa trong từng buổi lên lớp cụ thể

15

2

0

0

0

83

4.88

GP 4

Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy

12

1

4

0

0

76

4.47

GP 5

Sử dụng phương pháp tăng dần yêu cầu

13

1

3

0

0

78

4.58

GP 6

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

13

2

2

0

0

79

4.64

Qua bảng 1 cho thấy: có 6/6 giải pháp đề tài đưa ra phỏng vấn được các nhà chuyên môn có ý kiến tán thành ở mức Đồng ý và Rất đồng ý (điểm từ 4.47 -4.88). Nội dung các giải pháp đã được các chuyên gia     đánh giá có tính khả thi rất cao khi áp dụng.

Quá trình xây dựng nội dung các giải pháp đảm bảo tính khoa học của tiến trình đổi mới, phù hợp với thực tiễn khách quan trong giáo dục đại học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của     giảng viên.

Song các chuyên gia cũng khuyến cáo, để có thể khẳng định được tính ưu việt của các giải pháp phải kiểm định được tính hiệu quả của nó trong thực tiễn giảng dạy môn học GDTC. Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò, giá trị và ý nghĩa khác nhau, nhưng rất quan trọng. Vì vậy, không được tách rời, tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ một giải pháp nào. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, sẽ tạo sức mạnh tổng hợp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDTC tại Trường Cao đẳng Sơn La hiện nay.

3. KẾT LUẬN

Đề tài lựa chọn và xây dựng được 06 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần môn    học GDTC tại Trường Cao đẳng Sơn La, cụ thể là: (1). Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa vai trò của GDTC và TDTT đối với sức khoẻ và xã hội; (2). Tích cực sử dụng phương pháp  trực quan trong giảng dạy và tổ chức dạy học; (3). Sử dụng thường xuyên phương pháp thích hợp  và cá biệt hóa trong từng buổi lên lớp cụ thể; (4). Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu trong quá trình giảng dạy; (5).  Sử dụng phương pháp tăng dần yêu cầu; (6). Phương pháp kiểm tra, đánh giá. Các giải pháp đã được các chuyên gia kiểm định có tính khả thi cao khi áp dụng trong thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 25/2015/TT-BGD ĐT quy định về Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học ngày 14/10/2015 của Bộ GD - ĐT.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2019). Số: 3833/BGDĐT-GDTC, Hà Nội, ngày  23  tháng  năm  2019 . V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học năm 2019-2020

3. Bộ lao động – Thương binh và xã hội (2018), Thông tư số 12/2018/TT – BLĐTBXH ngày 26/9/2018, Ban hành chương trình môn học GDTC các khối môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng .

4. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo chuyển thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

5. Thủ tướng chính phủ (2016), QĐ số 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016 phê duyệt dự án tổng thể phát triển Giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025.

 

Địa chỉ tạp chí : Tạp chí Khoa học Giáo dục Thể chất và Thể thao Châu Âu

www.oapub.org/edu

Mã số: ISSN: 2501 – 1235 ; ISSN-L: 2501 – 1235

 

Bài này được hội đồng Giáo sư nhà nước tính : 1 điểm theo thông tư 37