Language Switcher

LIVESTOCK AND VETERINARY

 

The Faculty of Agriculture of Son La College is conducting Animal Husbandry - Veterinary Medicine at 2 levels of training: College system (three-year training for high school graduates or equivalent) and Middle school system (two-year training for students graduating from secondary school)

The Animal Husbandry - Veterinary profession aims to train students to become working staffs with professional morality, job conscience and good health; provides suitable conditions for employees to find jobs, and at the same time have the ability to study and improve themselves to meet the requirements of socio-economic development.

The training program covers the basics of animal science, animal nutrition and health applied to different species and breeds of livestock, breeding and breeding techniques, nutrition and food, raising pigs and poultry, veterinary pharmacology, forms of raising livestock and poultry, nursing care of animals; animal management, clinical pathology, diagnosis of internal and external diseases, obstetrics, infectious diseases and animal testing and the basic contents of information technology, foreign languages, physical education, law, national defense and security.

 

In detail: The training program includes basic modules such as:

 - Anatomy of animal physiology:

 The course content includes basic knowledge about the position, morphology, structure and physiological function of organs in the animal body.

            After completing the course, learners can locate, recognize shapes and understand the structure and operation of organs and apparatus in a normal body.

- Veterinary pharmacology

            The course content includes basic knowledge to identify pharmaceuticals used in veterinary medicine, to know the main and side effects of drugs.

            After completing the course, learners know how to select and use commonly used drugs in the field of veterinary medicine.

- Breeds and propagation techniques

            The course content includes basic knowledge in the field of breeding, mating, breeding and artificial insemination techniques for livestock.

            After completing the study, learners know how to evaluate, select and combine varieties in crossbreeding to get good and suitable breeding stock for each specific breeding condition.

- Nutrition and food

            The course content includes basic knowledge of food and nutrients in animal husbandry, how to process, preserve and coordinate rations for livestock.

            After completing the course, learners know how to choose and coordinate ingredients to make animal food, process and preserve food, and prevent and treat nutritional diseases in livestock.

 

- Experimental methods

            The course content includes basic knowledge of experimental methods (methods, principles to organize an experiment, analyze results, and write an experiment report).

            After completing the course, learners can perform an experiment (including organizing, monitoring and performing the entire experiment), analyze the experimental results, and write a report on the experiment that has just been organized.

- Veterinary law

            The course content includes basic knowledge of legal documents related to the animal husbandry industry.

            After completing the course, learners propagate and mobilize organizations and individuals related to animal husbandry activities to well implement the guiding documents on the implementation of the veterinary ordinance.

- Pig raising

            The content of the course includes basic knowledge of pig breeding, nutrition and food for pigs, building barns, feeding, care and disease prevention processes to effective production management in pig farms.

            After completing the course, learners must recognize pig breeds, choose pigs for meat and breed pigs, know how to mix, test, store and use food, build and manage different types of pigsties.

- Poultry farming

   The course content includes basic knowledge of poultry raising techniques such as breeding, building cages, choosing and using food, raising, caring, managing poultry flocks, and hatching techniques.

      After completing the course, learners will be able to master every stage of poultry rearing, caring and hatching techniques.

- Cattle Raising

      The course content includes basic knowledge of the biological characteristics of cattle, the technical process of cattle raising such as design and construction of stables, selection of breeds, selection and use of food, and the ways to take care of cattle, nursing care, disease prevention and treatment and livestock management.

            After completing the course, learners are able to master the technical steps in the process of raising cattle and buffaloes on a domestic, cooperative and farm scale.

- Diagnosis and internal diseases of cattle

      The content of the course includes basic knowledge of the origin of the disease, how to diagnose, prevent and control common medical diseases.

     After completing the course, learners will be able to control livestock in the examination and treatment using the correct examination and treatment instruments proficiently in medical examination, prevention and treatment of common medical diseases.

- Surgery and obstetrics

    The course content includes basic knowledge of obstetrics and gynecological diseases that often occur in cattle.

    After completing the course, learners will be able to prevent and treat some surgical and obstetric diseases in cattle.

- Veterinary Parasitic Disease

      The course content includes basic knowledge of parasitic diseases in livestock such as causes, symptoms, diagnosis and how to deal with the disease.

    After completing the course, learners will be able to treat some parasitic diseases in livestock and can devise a disease prevention process.

- Microorganisms and infectious diseases

    The course content includes basic knowledge of microbiology and the pathological status of infectious diseases in livestock and poultry.

    After completing the course, learners will be able to diagnose, treat and prevent diseases in livestock and poultry.

- Livestock Product Testing

            The content of the module includes basic knowledge of pathology, veterinary law and the harmful effects of diseases on humans caused by the use of unusual meat.

            After completing the course, learners know how to inspect meat so as not to omit disease conditions during the clinical examination or to omit lesions of diseases that can be transmitted to humans without damaging the commercial value of the meat.

- Graduation internship

     Learners do small topics such as: organizing nutrition experiments, raising cattle and poultry, surveying livestock processes, methods of disease treatment, surveying disease status on a type of domestic livestock or poultry.

      After graduation, learners are able to:

- Detect diseases commonly found in different livestock species to take measures to prevent and treat diseases.

   - Be proficient in the use of means of service in animal husbandry and veterinary medicine;

   - Select varieties, food combinations to diagnose diseases through clinical symptoms;

   - Use common veterinary drugs and vaccines on the market to prevent and treat livestock diseases;

   - Ability to self-organize, manage and raise livestock according to domestic and farm size.

After graduating, learners can become college technicians, professional intermediates in Livestock and veterinary medicine, can take on tasks at veterinary stations, livestock farms, commune veterinary networks, wards and support engineers in their professional fields. Having the right career motivation, agile and honest manner in professional activities and consciously improving in learning, constantly bringing new technical advances into the production field of the industry in order to create products of high quality and economic value for society.

The intermediate training program of Animal Husbandry - Veterinary Medicine is built in connection with the College and University System of Livestock - Veterinary Medicine, so learners, after graduating from secondary school, can study continuously to higher levels.

NGHỀ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

NGHỀ TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Khoa Văn hóa - Du lịch

 

Tỉnh Sơn La là cửa ngõ của vùng Tây Bắc – nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ. Đồng thời, với sự đa dạng trong thành phần dân tộc ở Sơn La đã tạo nên bức tranh văn hóa vô cùng hấp dẫn. Vì thế, với những tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, tỉnh Sơn La có nhiều điều kiện để thu hút khách du lịch. Các điểm du lịch tại Mường La: miền cổ tích Ngọc Chiến; thủy điện Sơn La; Điểm du lịch tại Bắc Yên: Tà Xùa, sống lung khủng long, đồi Pu Nhi; tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu: Cầu kính tình yêu, Rừng thông bản Áng, di tích lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến,…tại thành phố Sơn La: Quảng trường Tây Bắc, Chùa Hưng Quốc, Rừng Vàng, Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; tại Quỳnh Nhai: Đảo trái tim, Vịnh Uy Phong.

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển du lịch và xác định thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh với mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 du lịch Sơn La cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh tạo tiền đề đến năm 2030 Sơn La trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch của cả nước. Trong đó, xác định số lượng lao động du lịch cần có: năm 2020 (18.500 người); năm 2025 (30.900 người); năm 2030 (45.000 người)”.

Năm 2019, Nghề Hướng dẫn du lịch của Trường Cao đẳng Sơn La được lựa chọn là nghề trọng điểm quốc gia. Do đó, để đáp ứng nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay, Khoa Văn hóa du lịch, trường Cao đẳng Sơn La đã tổ chức đào tạo chuyên ngành Hướng dẫn du lịch với các trình độ Cao đẳng, Trung cấp.

Hướng dẫn du lịch là nghề chuyên tổ chức thực hiện và phục vụ du khách theo các chương trình du lịch với các nhiệm vụ cơ bản như: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình du lịch; thuyết minh du lịch; quản lý đoàn khách du lịch; hướng dẫn tham quan; hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình du lịch; thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các doanh nghiệp du lịch; giải quyết các vấn đề phát sinh trong chương trình du lịch; chăm sóc khách hàng, đáp ứng yêu cầu trong hoạt động hướng dẫn du lịch,…

Để hành nghề, người hướng dẫn viên du lịch phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, sức khỏe, ngoại hình, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, khi học tại Trường Cao đẳng Sơn La, người học sẽ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ngành/nghề Hướng dẫn du lịch như:

- Thuyết minh du lịch tại điểm, toàn tuyến.

- Tổ chức khảo sát, thiết kế được các chương trình du lịch cơ bản và phức tạp theo yêu cầu khách hàng;

- Tư vấn và bán các chương trình du lịch một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của khách và quy định của pháp luật;

- Sử dụng được các phương tiện và các trang thiết bị hỗ trợ trong việc tổ chức hướng dẫn cho khách du lịch;

- Xây dựng được kế hoạch, chương trình du lịch.

- Có những kỹ năng trong tổ chức lưu trú và ăn uống cho khách du lịch;

- Tổ chức được các hoạt động hoạt náo, vui chơi giải trí và mua sắm đáp ứng yêu cầu khách du lịch;

- Quản lý khách đảm bảo an toàn, đúng lịch trình; thiết lập và duy trì được các mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ;

-  Giao tiếp, điều hành được hoạt động tổ chức chăm sóc khách hàng.

- Nắm bắt các xu hướng phát triển mới của văn hóa, du lịch và sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

Về vị trí việc làm của nghề Hướng dẫn du lịch:

- Hướng dẫn viên tại các điểm du lịch.

- Nhân viên tại các công ty lữ hành, tổ chức tour du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch,...

- Có khả năng tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ và khởi nghiệp (tạo việc làm cho bản thân).

Cơ hội học tập:    

          Học nghề Hướng dẫn du lịch tại trường Cao đẳng Sơn La, sinh viên được:

           - Đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, đội ngũ giảng viên trẻ trung, năng động, tay nghề cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, các phòng thực hành nghề đảm bảo tiêu chuẩn Châu Âu,…

          - Tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm bổ ích: tham quan các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, ngoại khóa các chương trình du lịch, tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch,…

          -  Có cơ hội khẳng định tài năng trước tập thể.

          - Được rèn những kỹ năng mềm thông qua các hoạt động nghệ thuật, MC, được học đàn guitar, piano, nhạc cụ dân tộc,…

Quyền lợi của người học:  

Theo học nghề Hướng dẫn du lịch tại trường Cao đẳng Sơn La, sinh viên được hỗ trợ nhiều quyền lợi như:

Là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ: 417.000đ/tháng.

Là người dân tộc thiểu số ít người, ở vùng 3 được hỗ trợ 556.000đ/ tháng

Mồ côi cả cha lẫn mẹ được hỗ trợ 834.000/tháng

Là người dân tộc thiểu số rất ít người được hỗ trợ 1390.000đ

Hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 1490.000đ/tháng

Hiện nay, du lịch tại Sơn La ngày càng phát triển nhanh, mạnh và nhu cầu tuyển dụng rất lớn về nhân lực của các doanh nghiệp du lịch. Do đó, việc đăng ký theo học nghề Hướng dẫn du lịch tại trường Cao đẳng Sơn La là sự lựa chọn rất phù hợp cho các bạn học sinh. Cơ hội việc làm rộng mở và người học được hưởng nhiều quyền lợi./.

 

NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

 

Khoa Nông Nghiệp, Trường Cao đẳng Sơn La đang thực hiện đào tạo ngành Chăn nuôi – Thú y ở 2 bậc trình độ đào tạo là Hệ Cao đẳng (học 03 năm, dành cho người học tốt nghiệp THPT hoặc tương đương) và hệ Trung cấp (học 02 năm, dành cho người học tốt nghiệp THCS)

 Ngành Chăn nuôi -Thú y đào tạo cán bộ có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình đào tạo bao gồm những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học động vật, dinh dưỡng và sức khỏe động vật áp dụng cho các loài và giống vật nuôi khác nhau, giống và kỹ thuật truyền giống, dinh dưỡng và thức ăn, chăn nuôi lợn và gia cầm, dược lý thú y, các hình thức chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, chăm sóc điều dưỡng động vật; quản lý động vật, bệnh lý lâm sàng, chẩn đoán các bệnh nội, ngoại, sản khoa, các bệnh truyền nhiễm và kiểm nghiệm súc sản và những nội dung cơ bản về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

            Cụ thể:Chương trình đào tạo bao gồm các học phần cơ bản như:

            - Giải phẫu sinh lý vật nuôi:

 Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vị trí, hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể động vật.
            Sau khi học xong, người học xác định được vị trí, nhận biết được hình dạng và hiểu được cấu tạo và hoạt động của các cơ quan, các bộ máy trong một cơ thể bình thường.

- Dược lý thú y
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản để nhận dạng dược phẩm sử dụng trong lĩnh vực thú y, biết tác dụng chính và phụ của thuốc.
            Sau khi học xong, người học biết cách lựa chọn và sửa dụng các loại thuốc thường dùng trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.

- Giống và kỹ thuật truyền giống
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về lĩnh vực chọn giống, chọn phối, nhân giống và kỹ thuật truyền tinh nhân tạo cho vật nuôi.
            Sau khi học xong, người học biết cách đánh giá, chọn lọc và phối hợp các giống trong lai tạo để có được con giống tốt phú hợp với từng điều kiện chăn nuôi cụ thể.

- Dinh dưỡng và thức ăn
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về thức ăn và chất dinh dưỡng trong chăn nuôi, cách chế biến, bảo quản và phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
            Sau khi học xong, người học biết chọn và phối hợp các nguyên liệu làm thức ăn cho vật nuôi, chế biến và bảo quản thực liệu, phòng và xử lý các bệnh về dinh dưỡng trên vật nuôi.

- Phương pháp thực nghiệm
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về môn phương pháp thí nghiệm (phương pháp, nguyên tắc để tổ chức một thí nghiệm, phân tích kết quả, viết một báo cáo thí nghiệm).
            Sau khi học xong, người học thực hiện được một thí nghiệm (gồm tổ chức, theo dõi, thực hiện toàn bộ thí nghiệm), phân tích được kết quả thí nghiệm, viết được một báo cáo thí nghiệm vừa tổ chức.

- Pháp luật thú y
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành chăn nuôi thú y.
            Sau khi học xong, người học tuyên truyền và vận động các tổ chức và cá nhân có liên quan đến các hoạt động chăn nuôi thú y thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh thú y.

- Chăn nuôi lợn
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về công tác giống heo, dinh dưỡng và thức ăn nuôi heo, xây dựng chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng bệnh cho đến việc quản lý sản xuất trong trại heo đạt hiệu quả.
            Sau khi học xong, người học phải nhận biết được các giống lợn, chọn lợn nuôi thịt và chọn lợn giống, biết pha trộn, kiểm tra và bảo quản và sử dụng thức ăn, xây dựng và quản lý các kiểu chuồng trại nuôi lợn.

- Chăn nuôi gia cầm
           
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi gia cầm như chọn giống, xây dựng chuồng trại, lựa chọn và sử dụng thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý đàn gia cầm, kỹ thuật ấp trứng gia cầm.
            Sau khi học xong, người học có khả năng làm thành thạo các khâu trong quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gia cầm và kỹ thuật ấp trứng gia cầm.

- Chăn nuôi trâu bò
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về những đặc điểm sinh học của trâu bò, về quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu bò như thiết kế xây dựng chuồng trại, chọn giống, chọn lựa và sử dụng thức ăn, cách chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh và quản lý chăn nuôi.
            Sau khi học xong, người học có khả năng làm thành thạo các khâu kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi trâu bò theo quy mô gia đình, hợp tác xã và trang trại.

- Chẩn đoán và bệnh nội khoa gia súc
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về về nguồn gốc bênh, cách chẩn đoán, phòng và chống những loại bệnh nội khoa thường hay xảy ra.
            Sau khi học xong, người học có khả năng khống chế được gia súc trong việc khám và điều trị sử dụng đúng các dụng cụ khám và điều trị thành thạo các thao tác khám bệnh, phòng và trị được các bệnh nội khoa thường hay xảy ra..

- Ngoại và sản khoa
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về những bệnh ngoại sản khoa thường xảy ra trên gia súc.
            Sau khi học xong, người học có khả năng phòng và trị một số bệnh ngoại sản khoa trên gia súc.

- Bệnh Ký sinh trùng thú y
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi như: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách chuẩn đoán và cách đối phó với bệnh.
            Sau khi học xong, người học có khả năng điều trị được một số bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi, có thể đề ra được một quy trình phòng bệnh.

- Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vi sinh vật và tình trạng bệnh lý của bệnh truyền nhiễm của gia súc - gia cầm.
            Sau khi học xong, người học có khả năng chẩn đoán, điều trị và phòng được bệnh cho gia súc - gia cầm.

- Kiểm nghiệm súc sản
            Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về các bệnh học, luật lệ thú y và tác hại của các bệnh tật trên người gây ra bởi việc dùng thịt thú không bình thường.
            Sau khi học xong, người học biết cách kiểm tra thịt để vừa không bỏ sót những tình trạng bệnh tật khi khám lâm sàng hoặc bỏ sót những bệnh tích các bệnh có khả năng lây cho người nhưng không làm tổn hại giá trị thương mại của thân thịt.

- Thực tập tốt nghiệp
            Người học thực hiện những chuyên đề nhỏ như: tổ chức thí nghiệm về dinh dưỡng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, khảo sát các quy trình chăn nuôi, các phương pháp điều trị bệnh, khảo sát tình trạng bệnh trên một loại gia súc, gia cầm nào đó.
            

            Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng:                 

            - Phát hiện được các bệnh thông thường hay gặp trên các loại vật nuôi khác nhau để có biện pháp phòng chống và điều trị bệnh.

            - Sử dụng thành thạo được các phương tiện phục vụ trong chăn nuôi và thú y;
            - Chọn giống, tổ hợp thức ăn chẩn đoán được bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng;
            - Sử dụng được các loại thuốc thú y, vaccin thông dụng trên thị trường để phòng và trị bệnh cho vật nuôi;
            - Có khả năng tự tổ chức, quản lý, chăn nuôi theo quy mô gia đình, trang trại.

Sau khi tốt nghiệp người học có thể trở thành kỹ thuật viên cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về Chăn nuôi và thú y, có thể đảm nhận được nhiệm vụ tại trạm thú y, trang trại chăn nuôi, mạng lưới thú y xã, phường và hỗ trợ các kỹ sư trong lĩnh vực chuyên môn.Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tác phong nhanh nhẹn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.

Chương trình đào tạo hệ trung cấp Chăn nuôi – Thú y được xây dựng có sự liên thông với hệ cao đẳng và đại học ngành Chăn nuôi – Thú y nên người học sau khi tốt nghiệp trung cấp có thể học liên thông lên các trình độ cao hơn.

Ngành/nghề Lâm sinh là một trong những ngành/nghề đào tạo truyền thống của Trường Cao đẳng Sơn La, năm 2020 được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định công nhận là ngành/nghề trọng điểm quốc gia. Trong những năm vừa qua, căn cứ mục tiêu đào tạo, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và thực tế công tác tuyển sinh hàng năm, ngành/nghề Lâm sinh được coi là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Cao đẳng Sơn La.

* Kết quả tuyển sinh trong 5 năm gần đây (từ 2016 – 2020) như sau:

Tên ngành/nghề

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chỉ tiêu

Thực tuyển

Chỉ tiêu

Thực tuyển

Chỉ tiêu

Thực tuyển

Chỉ tiêu

Thực tuyển

Chỉ tiêu

Thực tuyển

Lâm sinh

66

91

150

99

90

105

90

88

120

140

* Chương trình đào tạo ngành/nghề Lâm sinh, trình độ trung cấp được xây dựng với tổng thời gian đào tạo là 24 tháng, tương ứng với 31 môn học; 55 tín chỉ.

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học:  1425 giờ.

- Khối lượng lý thuyết: 374 giờ; THTT, thí nghiệm: 1001 giờ; Kiểm tra: 50 giờ.

* Chương trình đào tạo ngành/nghề Lâm sinh, trình độ cao đẳng được xây dựng với tổng thời gian đào tạo là 36 tháng, tương ứng với 37 môn học; 90 tín chỉ.

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học:  2340 giờ.

- Khối lượng lý thuyết: 619 giờ; THTT, thí nghiệm: 1635 giờ; Kiểm tra: 86 giờ.

            Vấn đề đặt ra hiện nay đối với chương trình đào tạo ngành/nghề Lâm sinh, trình độ trung cấp và cao đẳng của trường Cao đẳng Sơn La là cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng nhằm thực hiện tốt đề án phát triển Trường Cao đẳng chất lượng cao của tỉnh Sơn La; chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Đặc biệt nhằm thực hiện tốt Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ về việc “Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Nằm trọng hệ thống các ngành/nghề trọng điểm Quốc gia, năm 2020 ngành/nghề Lâm sinh của Trường Cao đẳng Sơn La được nhà nước cấp vốn đầu tư đầy đủ máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, đồ dùng phục vụ đào tạo, thực hành, thực tập, thí nghiệm; từng bước hướng tới ngành/nghề trọng điểm, tiên tiến của khu vực và thế giới. Trong những năm qua, ngành/nghề Lâm sinh là một trong những ngành/nghề góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của ngành lâm nghiệp. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.

Cơ hội việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp ngành/nghề Lâm sinh có nhiều sự lựa chọn: có thể làm việc tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm khuyến nông tỉnh; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, các hạt kiểm lâm, các trung tâm dịch vụ nông lâm nghiệp; cán bộ nông lâm xã; các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp; các Hợp tác xã nông lâm nghiệp; các trung tâm sản xuất giống cây trồng… ngoài ra cũng có thể tự xây dựng các trang trại, tự tạo việc làm tại hộ gia đình trong lĩnh vực sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng…Có cơ hội học nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ ở cấp độ cao hơn.

Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Bạn có thể tạm hiểu: Công nghệ thông tin hay còn được gọi tắt là IT bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ngành công nghệ thông tin trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ viễn thông, hàng không, ngân hàng, giải trí cho tới an ninh quốc phòng. Nhu cầu xã hội trong ngành này chủ yếu tập trung vào: lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên - chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng...

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi trường đào tạo tốt nhất về lĩnh vực CNTT tại khu vực Tây Bắc. Chào mừng bạn đã lựa chọn và đồng hành cùng chúng tôi: Bộ môn Tin học, Khoa KT - CN, Trường Cao đẳng Sơn La.

Bộ môn Tin học được thành lập từ tháng 09/2005, với nhiệm vụ đào tạo cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ thông tin; và Trung cấp Tin học ứng dụng cho người học trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của Việt Nam và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Ngoài ra, Bộ môn còn đảm nhận việc giảng dạy các học phần Tin học ứng dụng và học phần Tin học đại cương cho tất cả các ngành học, trình độ đào tạo khác của Trường Cao đẳng Sơn La.

Hiện nay, bộ môn có 16/18 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 10 giảng viên có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3; nhiều giảng viên có kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết trong công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học...

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo đã được nhà trường đầu tư khang trang, hiện đại với 6 phòng thực hành máy tính, 1 phòng thực hành lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và đang trong giai đoạn đầu tư theo chương trình nghề trọng điểm quốc gia CNTT giai đoạn 2020 - 2025.

Quá trình học tập tại trường người học được trang bị kiến thức và hình thành các kỹ năng về Bảo trì máy tính, Khai thác dịch vụ công nghệ thông tin, Quản trị hệ thống phần mềm; Quản trị cơ sở dữ liệu; Dịch vụ khách hàng, Lập trình ứng dụng; Quản trị mạng máy tính...

Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp phát triển ứng dụng (với vai trò là người phát triển hệ thống, chuyển giao, hỗ trợ người dùng) hoặc các doanh nghiệp hay tổ chức khác có sử dụng máy tính, hệ thống mạng, thiết bị viễn thông, thiết bị an ninh.

Đồng thời, người học cũng được trang bị năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ và học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc lĩnh vực đào tạo.

Newsletter

Make sure you dont miss interesting happenings by joining our newsletter program.