Language Switcher

TẠONGÀNH TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

 

            Khoa Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Sơn La thực hiện đào tạo nghành/nghề: Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trình độ Trung cấp, thời gian đào tạo 02 năm, đối tượng tuyển sinh là người học tốt nghiệp THCS, THPT có nguyện vọng theo học.

Ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tạo việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng về Sinh lý thực vật, đất, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng; thuốc BVTV; Các loại sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp quản lý phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng; Khối lượng kiến thức toàn khóa: 1410 giờ (tương đương 55 tín chỉ).

Người học chương trình đào tạo có thể thực hiện được các nội dung nghề nghiệp cụ thể như sau:

- Học sinh sau khi tốt nghiệp làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; các cơ quan chuyên môn, kỹ thuật, quản lý trồng trọt, thuốc bảo vệ thực vật; tự tạo việc làm bằng cách kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoặc tự tổ chức sản xuất tại nông hộ;

            - Nhân viên kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong kĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, công cụ nông nghiệp;

            - Kỹ thuật viên làm nhiệm vụ chuyên môn trồng trọt và bảo vệ thực vật tại các hợp tác xã, trang trại;

            - Viên chức làm việc tại chi cục bảo vệ thực vật, trung tâm dịch vụ nông nghiệp...

            - Cộng tác viên tham gia mạng lưới của các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng;

            - Đủ điều kiện tổ chức kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, tự tạo việc làm bằng cách kinh doanh phân bón, bảo vệ thực vật, dụng cụ nông nghiệp, giống cây trồng, tự tổ chức sản xuất nông nghiệp ở quy mô nông hộ, trang trại.

Kỹ năng nghề:

- Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm;

- Thực hiện thành thạo các thao tác làm đất, lên luống, trồng và chăm sóc cây trồng nông nghiệp;

- Thực hiện thành thạo các thao tác xử lý hạt giống, gieo ươm, giâm cành, chiết, ghép cây;

- Biết cách điều tra, phát hiện các loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên cây trồng và ngoài đồng ruộng;

- Biết cách nhận biết triệu chứng sâu bệnh hại cây trồng và áp dụng biện pháp phòng trừ;

- Biết sử dụng thuốc đúng loại, đúng qui cách và sử dụng phun thuốc phòng chống sâu bệnh cho cây trồng.Vận dụng được một số biện pháp phòng ngừa và dập tắt dịch sâu bệnh;

- Nắm vững những điều lệ qui định của nhà nước về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng nông nghiệp;

- Chẩn đoán sâu bệnh gây hại và triệu chứng thừa/thiếu dinh dưỡng cây trồng;
            - Bố trí thí nghiệm ngoài đồng và theo dõi về sinh trưởng, phát triển của cây trồng, sâu bệnh hại cây trồng;

- Bảo vệ cây trồng bằng nhiều biện pháp;

- Bảo vệ môi trường và hướng dẫn về sản xuất bền vững;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Các môn học cơ bản như sau:

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả: Các kỹ thuật, trồng, chăm sóc, thu hái một số cây ăn quả chủ lực trên địa bàn tỉnh: Xoài, Nhãn, bơ, cây có múi, mận,...

Kỹ thuật trồng cây lương thực, thực phẩm: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch một số cây lương thực thực phẩm như lúa, ngô, đậu tương, cây rau màu,...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây công nghiệp: Kỹ thuật trồng, chăm sóc một số cây công nghiệp như cà phê, chè, mía, cao su,…

Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh: Kỹ thuật chăm sóc, tạo tán cây cảnh.

Bảo quản chế biến nông sản: Các kỹ thuật về xác định thời điểm thu hoạch, sơ chế, bảo quản một số sản phẩm nông sản (các loại quả, các sản phẩm cây lương thực, thực phẩm,...).

Giống cây trồng: Các kỹ thuật về chọn giống, phương pháp nhân giống,..đối với một số giống cây trồng như cây lương thực; cây ăn quả, cây hoa,...

Bảo vệ thực vật: Nhận biết đặc tính sâu bệnh hại cây trồng, phương án phòng trừ; sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên một số cây trồng chủ lực của tỉnh.

Khuyến nông: Phương pháp lập kế hoạch và triển khai công tác khuyến nông.

Newsletter

Make sure you dont miss interesting happenings by joining our newsletter program.