Năm 2020, với Quyết định số 1486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4/10 hàng năm đã trở thành Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Đây là sự kiện đặc biệt với nguồn nhân lực lao động kỹ năng nói riêng và lĩnh vực GDNN nói riêng khi mà giá trị của kỹ năng lao động được ghi nhận, được khẳng định và tôn vinh.
Kể từ thời điểm công bố Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam đến nay, đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức xã hội về tầm quan trọng và giá trị của kỹ năng lao động. Nhận thức của người dân nói chung, người lao động và người sử dụng lao động đối với phát triển kỹ năng từng bước được cải thiện, kỹ năng nghề nghề được coi là đơn vị tiền tệ mới, là động lực để phát triền nghề nghiệp, nâng cao thu nhập và việc làm bền vững cho người lao động.
Vai trò của ngày Kỹ năng lao động Việt Nam
Khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện suốt đời dựa vào kỹ năng để nâng cao trình độ của học sinh, sinh viên và người lao động; tôn vinh và nâng cao vị thế, tầm quan trọng của người lao động có kỹ năng, đặc biệt là người lao động có kỹ năng nghề xuất sắc; Thúc đẩy sự đồng hành, gắn kết của Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp và toàn xã hội trong phát triển kỹ năng cho người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Ngoài các mục đích nêu trên, Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam còn thể hiện sự đề cao vai trò, giá trị, tầm quan trọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp với Điều 4 Hiến pháp năm 2013. Tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về việc “Giai cấp công nhân là chủ thể của phương thức sản xuất công nghiệp với các đặc tính: công cụ lao động là máy móc, năng suất lao động cao, lao động có tính chất xã hội hóa cao và gợi mở nhiều giải pháp tích cực cho quá trình phát triển xã hội. Chính từ quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp, giai cấp công nhân được xác định là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại và thông qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai”.
1. Tóm tắt ý tưởng
Phần tóm tắt ý tưởng giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt bản chất của dự án khởi nghiệp.
Tên dự án: Tên của ý tưởng kinh doanh hoặc công ty dự kiến.
Mô tả ngắn gọn về ý tưởng: Ý tưởng khởi nghiệp là gì và nó hoạt động như thế nào.
Mục tiêu và sứ mệnh: Dự án hướng đến mục tiêu gì, giá trị gì bạn muốn tạo ra cho khách hàng.
Thị trường mục tiêu: Khách hàng mà bạn nhắm đến là ai.
Nhu cầu về vốn và kế hoạch huy động: Nếu cần, bạn có thể nêu sơ lược về nguồn vốn và các kênh gọi vốn.
2. Vấn đề cần giải quyết
Phần này tập trung vào việc xác định và mô tả các vấn đề hoặc nhu cầu mà thị trường hiện tại đang gặp phải, và cách ý tưởng của bạn có thể giải quyết những vấn đề đó.
Vấn đề của khách hàng: Xác định những khó khăn hoặc nhu cầu mà khách hàng đang gặp phải.
Tầm quan trọng của vấn đề: Giải thích tại sao việc giải quyết vấn đề này lại quan trọng.
Những phương án hiện tại: Đối thủ hoặc các phương pháp hiện tại có đang giải quyết vấn đề này không, nếu có, tại sao chúng chưa đủ hiệu quả.
3. Giải pháp
Trong phần này, bạn sẽ mô tả cách thức mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết các vấn đề hoặc nhu cầu của thị trường.
Mô tả sản phẩm/dịch vụ: Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, nó hoạt động như thế nào.
Giá trị cốt lõi: Những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Điểm khác biệt: Điều gì làm cho giải pháp của bạn vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh hoặc các giải pháp hiện tại trên thị trường.
4. Thị trường mục tiêu
Phần này sẽ xác định đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới và phân khúc thị trường cụ thể.
Khách hàng mục tiêu: Xác định nhóm khách hàng cụ thể theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, hoặc vị trí địa lý.
Quy mô thị trường: Đánh giá tổng quan về quy mô thị trường hiện tại mà doanh nghiệp có thể tiếp cận.
Xu hướng và cơ hội: Những xu hướng nào trên thị trường hiện tại đang ủng hộ cho sự phát triển của ý tưởng khởi nghiệp.
5. Mô hình kinh doanh
Phần này giải thích cách doanh nghiệp của bạn sẽ kiếm tiền và duy trì hoạt động.
Cách thức kiếm doanh thu: Bạn sẽ bán sản phẩm/dịch vụ của mình như thế nào? (bán hàng trực tiếp, thuê bao, quảng cáo, v.v.).
Chiến lược định giá: Sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ được định giá như thế nào để thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Kênh phân phối: Bạn sẽ tiếp cận khách hàng thông qua các kênh nào (trực tuyến, cửa hàng vật lý, qua đối tác phân phối).
6. Phân tích cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là phần quan trọng để hiểu rõ hơn về thị trường và những thách thức bạn sẽ phải đối mặt.
Danh sách đối thủ cạnh tranh: Những doanh nghiệp hay sản phẩm nào hiện đang cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với bạn.
Điểm mạnh và yếu của đối thủ: Điều gì làm cho họ thành công và họ gặp phải những khó khăn gì.
Lợi thế cạnh tranh của bạn: Điều gì giúp bạn nổi bật và khác biệt so với các đối thủ (giá cả, chất lượng, tính năng, dịch vụ khách hàng).
7. Chiến lược tiếp thị và bán hàng
Đây là phần trình bày cách bạn sẽ tiếp cận và thu hút khách hàng.
Chiến lược tiếp thị: Bạn sẽ sử dụng các công cụ tiếp thị nào (truyền thông xã hội, quảng cáo truyền thống, sự kiện, PR).
Chiến lược bán hàng: Kế hoạch bán hàng của bạn là gì, bạn sẽ xây dựng đội ngũ bán hàng như thế nào.
Chương trình khuyến mãi: Các chiến lược khuyến mãi để thu hút khách hàng ban đầu.
8. Kế hoạch phát triển
Phần này mô tả lộ trình phát triển của doanh nghiệp từ ý tưởng đến thực thi.
Lộ trình phát triển: Các mốc thời gian quan trọng, bao gồm việc ra mắt sản phẩm, mở rộng quy mô, và các giai đoạn tăng trưởng.
Kế hoạch mở rộng: Khi nào và bằng cách nào bạn dự định mở rộng thị trường hoặc phát triển thêm sản phẩm mới.
Công nghệ và đổi mới: Nếu có, hãy đề cập đến những công nghệ hoặc quy trình đặc biệt mà bạn sẽ sử dụng để hỗ trợ sự phát triển.
9. Đội ngũ sáng lập
Đội ngũ sáng lập là một phần quan trọng giúp thuyết phục nhà đầu tư và đối tác về khả năng thành công của ý tưởng.
Giới thiệu đội ngũ sáng lập: Nêu rõ kinh nghiệm, kỹ năng và vai trò của từng thành viên chủ chốt.
Cố vấn hoặc nhà đầu tư chiến lược: Nếu có, hãy giới thiệu những cá nhân hoặc tổ chức hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
10. Kế hoạch tài chính
Phần này cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các dự báo tài chính của doanh nghiệp.
Dự báo doanh thu và lợi nhuận: Dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong 1-3 năm đầu.
Chi phí khởi nghiệp: Danh sách các chi phí ban đầu cần thiết để khởi động dự án.
Lợi nhuận dự kiến: Khi nào dự án dự kiến sẽ có lãi và đạt điểm hòa vốn.
11. Nhu cầu huy động vốn
Nếu bạn đang tìm kiếm đầu tư, phần này sẽ giải thích chi tiết nhu cầu vốn của bạn và cách bạn dự định sử dụng số vốn đó.
Số vốn cần huy động: Bạn cần bao nhiêu vốn để khởi động và phát triển dự án.
Sử dụng vốn: Cách thức sử dụng số vốn đó (phát triển sản phẩm, tiếp thị, nhân sự, cơ sở vật chất).
Lợi ích cho nhà đầu tư: Đề xuất các hình thức chia sẻ lợi nhuận hoặc cổ phần cho nhà đầu tư.
Kết luận
Một bản mô tả ý tưởng khởi nghiệp chi tiết và thuyết phục không chỉ giúp nhà sáng lập làm rõ các yếu tố quan trọng của dự án mà còn thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng. Việc trình bày ý tưởng rõ ràng, có cơ sở và thực tế sẽ là chìa khóa để biến ý tưởng thành hiện thực.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà mọi người lao động cần phải trang bị. Tuy vậy, một số bạn sinh viên mới ra trường hiện nay có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt nhưng kỹ năng giao tiếp khá kém. Điều này khiến các bạn gặp nhiều khó khăn trong công việc.
Nguyên nhân của tình trạng này một phần có thể đến từ chương trình đào tạo tại trường đại học chưa chú trọng nhiều vào việc phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên. Bên cạnh đó, việc sinh viên không chịu khó rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp được xem là lý do quan trọng nhất.
Do đó, các bạn sinh viên cần tự nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động hàng ngày, tham gia câu lạc bộ, v.v.
Bên cạnh đó, nhà trường và giảng viên cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo và tạo môi trường để sinh viên học tập và phát triển các kỹ năng mềm.
Kỹ năng lắng nghe
Thông thường, đối với sinh viên mới ra trường thường có ít kinh nghiệm làm việc, do đó, trong quá trình làm việc các bạn sẽ nhận được nhiều góp ý từ anh chị đi trước.
Đôi khi những lời góp ý có vẻ khó nghe, nhưng hãy giữ một thái độ bình tĩnh và lắng nghe cẩn thận để nhận ra điểm chưa tốt khi thực hiện công việc.
Các góp ý đều mong muốn giúp bạn tốt lên, do đó đừng quá căng thẳng hay nản lòng khi nhận được góp ý nhé. Có thể nói, kỹ năng lắng nghe được xem là một trong những kỹ năng cần thiết của sinh viên, đặc biệt với sinh viên chuẩn bị ra trường.
Kỹ năng xử lý vấn đề
Công việc của bạn không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đôi lúc sẽ phát sinh những vấn đề không thể lường trước. Do đó, bạn cần phải có khả năng thích ứng và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Kỹ năng quản lý thời gian
Sự khác biệt giữa một người bận rộn và người năng suất là ở khả năng quản lý thời gian. Khi mới làm quen với môi trường công sở, các bạn ít nhiều sẽ cảm thấy ngợp với các công việc được giao, chăm chỉ làm việc cả ngày nhưng vẫn không thể hoàn thành đúng hạn. Điều này có thể xuất phát từ cách bạn quản lý thời gian và sắp xếp công việc chưa thực sự hiệu quả.
Do đó, bạn cần biết cách quản lý thời gian cho các nhiệm vụ một cách hợp lý, cũng như tối ưu thứ tự công việc cần thực hiện.
Bạn biết đấy, thời gian vô cùng quý giá, do đó đừng sử dụng thời gian một cách hoang phí nhé.
Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một trong danh sách những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường bạn cần biết. Khi làm việc nhóm sẽ giúp vấn đề được giải quyết nhanh hơn, từ đó hiệu quả công việc cũng sẽ tăng lên.
Trong một nhóm thường có nhiều cá nhân với những tính cách khác nhau, do đó các bạn cần biết cách phối hợp với những người khác để quá trình làm việc được hiệu quả nhất.
Kỹ năng làm việc dưới áp lực
Áp lực công việc là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai, đặc biệt với sinh viên mới ra trường và bắt công việc chính thức đầu tiên. Lúc này, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với công việc của mình.
Do đó, những áp lực từ công việc là điều khó tránh khỏi, nó thể đến từ những trục trặc trong công việc, thời gian hoàn thành, khách hàng, v.v.
Ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các bạn sinh viên cần nỗ lực rèn luyện khả năng làm việc dưới áp lực công việc. Bên cạnh nhiệm vụ học ở trường, bạn có thể đăng ký đi làm thêm hoặc thực hiện các dự án cá nhân, tham gia các câu lạc bộ.
Kỹ năng thích ứng linh hoạt
Kỹ năng thích ứng linh hoạt là một trong những kỹ năng cần thiết của sinh viên không thể thiếu.
Môi trường xung quanh chúng ta không ngừng thay đổi, nếu không kịp thời thích nghi bạn sẽ khó có thể tồn tại và phát triển.
Trong công việc cũng vậy, nếu bạn không có khả năng thích ứng thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Điều này đã lý giải cho việc tại sao nhà tuyển dụng luôn yêu cầu các ứng viên phải có khả năng thích ứng linh hoạt.
“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi nhanh nhất”
Kỹ năng tư duy phản biện
Critical thinking được xem là một trong những kỹ năng rất quan trọng của con người. Đối với các bạn sinh viên, tư duy phản biện giúp họ có thể tự do bày tỏ qua điểm cá nhân, tuân thủ kỷ luật và học tập cách nghiêm túc. Sau khi nắm vững kiến thức, sinh viên có khả năng ứng dụng vào thực tế và đặt nó dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Ngược lại, nếu không có tư duy phản biện, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc phản biện quan điểm của người khác, thậm chí biến những lập luận trở thành ngụy biện.
Kỹ năng ngoại ngữ
Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, ngoại ngữ giống như một kỹ năng thiết yếu của bất kỳ người lao động nào.
Nhiều nhà tuyển dụng đưa ngoại ngữ trở thành một trong những tiêu chí đánh giá và sàng lọc ứng viên, đặc biệt với các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia. Nếu không sở hữu kỹ năng ngoại ngữ tốt, cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ bị thu hẹp rất nhiều.
Do đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn sinh viên cần tích cực học tập và trau dồi ít nhất một ngôn ngữ mới bên cạnh tiếng mẹ đẻ.
Kỹ năng tin học văn phòng
Tin học văn phòng là một trong những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới trường. Hầu hết nhà tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên có khả năng làm việc trên các phần mềm tin học văn phòng.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, việc học tập và rèn luyện kỹ năng tin học văn phòng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Do đó, bạn đừng để kỹ năng này là một vật cản trên con đường nghề nghiệp của mình nhé.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về top 10 các kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về các kỹ năng cần trang bị cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Viết cho tháng 5, tháng của nắng vàng, phượng đỏ và mùa thi
Những tiếng ve đầu mùa đang cất tiếng ca chào hè. Tháng 5, màu đỏ của hoa phượng bắt đầu len lỏi trên những tán lá xanh cũng là dấu hiệu báo mùa thi gần tới, học sinh xốn xang chuẩn bị bài vở. .
Tháng 5 về mang theo nhiều cảm xúc bất chợt, cho lòng người thổn thức những suy tư nhuốm màu kỷ niệm thời gian. Để biết có những ký ức có thể ngủ yên nhưng có những ký ức vẫn đọng mãi một góc khuất nơi tâm hồn. Lãng quên một mình nó lại trở bệnh, làm ta trăn trở trằn trọc cả giấc ngủ trưa hè.
Em Nhớ Không Một Tháng 5?
Em nhớ không về một tháng 5?
Về những ngày thi, mặt bàn cùng trang giấy
Áo trắng chia ly, ai vẫy chào ai ngoài ấy
Lẳng lặng buồn nhưng cũng phải xa nhau…
Này những niềm vui và những buồn đau
Này tiếng ve của một thời ngây ngô cười khóc
Tháng năm ấy trong anh vẫn hoài nhằn nhọc
Bao nỗi niềm và ký ức đầy vơi
Nay phượng lại rơi, tháng 5 lần nữa đến rồi
Và chắc em đã quên một tháng 5 không cần phải nhớ
Chỉ riêng anh với khúc giao mùa tràn đầy e sợ
Những bỡ ngỡ ngày đầu của một tình yêu
Tháng 5 của những cơn mưa rào bất chợt, ùa đến và đi để cho tuổi thơ của em bao nhiên lần tắm mưa cùng tiếng cười khúc khích.
Tháng 5 oi ả, của cái nắng gắt như đổ lửa. Trong cài hè oi bức, lại nhớ bao nhiêu đêm mất điện mẹ quạt cho em nằm ngủ ngoan.
Tháng 5 mùa phượng, sắc hao đỏ ấy đến và đi. Mùa ấy để lại trong lòng mỗi người nhiều da diết khôn nguôi, những buồn vui tiếc nuối và ký ức đẹp đẽ của một thời. Thời gian vẫn cứ trôi, bình thản đến không ngờ, cứ cuốn tất cả kỷ niệm vào một nơi gọi là quá khứ. Nhưng mỗi mùa phượng đến, sắc hoa ấy như đốt cháy ta, thôi thúc ta tìm về những ngày xưa. Giữa cuộc sống bộn bề, ta sẽ nhủ lòng, mình sẽ sống tốt hơn cho những gì đã qua.