Quy trình áp dụng “ kỹ thuật khăn trải bàn” được tiến hành như sau:  

Bước 1: Chuẩn bị

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị một tờ giấy A0 sau đó chia tờ giấy theo mẫu sau

Căn cứ vào số lượng thành viên trong nhóm, chia số lượng các ô xung quanh. Ý tưởng cho kỹ thuật này là mỗi nhóm nên có 4 thành viên.

Bước 2:  Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa sau đó tập trung vào chủ đề hoặc câu hỏi của nhóm.

Bước 3: Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian do giáo viên quy định.

Bước 4: Các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

Bước 5:  Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn

          Qua 1 học kỳ áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép” vào quá trình thực hiện hoạt động nhóm, tôi thấy việc dạy học không những khai thác được tối đa hiệu quả của hình thức tổ chức nhóm hiện tại đang áp dụng mà còn mang tính vượt trội sau:

Trách nhiệm của cá nhân được nhấn mạnh trong hoạt động nhóm. Thông qua cách thức tổ chức hoạt động nhóm, kỹ thuật này yêu cầu mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm trong phần việc của mình để đóng góp vào nhiệm vụ chung của nhóm. Một khi cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ của riêng mình thì coi như nhóm đó chưa hoàn thành nhiệm vụ chung. Vì vậy các thành viên trong nhóm sẽ hỗ trợ, thúc giục nhau để cùng đạt được tiến độ mong muốn.

Sự đóng góp của mỗi cá nhân vào nhiệm vụ chung của nhóm được khẳng định rõ ràng: Thực hiện theo yêu cầu của cả hai giải pháp thì mỗi cá nhân phải tự thân hoàn thành sứ mệnh của mình nhờ vậy những học sinh yếu kém sẽ phải nỗ lực hơn. Khi quen với phương pháp học này sinh viên sẽ cảm thấy trách nhiệm hơn khi tìm hiểu trước nội dung ở nhà với mong muốn có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đó cũng là một động lực để sinh viên tự giác học tập.

Hơn nữa, đây chính là mô hình để phát triển sự tương tác giữa sinh viên với sinh viên. Trong thảo luận nhóm với hình thức thực hiện là “ Khăn trải bàn” phải có sự tương tác giưa các sinh viên trong nhóm để có thể đưa ra được kết quả chung để hoàn thành mục tiêu lớn của bài học.

Do vậy, việc áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn vào quy trình tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học Tiếng Anh một cách nghiêm túc đã làm cho chất  lượng học tập của sinh viên được tăng lên rõ rệt, không còn hiện tượng có những sinh viên tự cho mình ra khỏi các hoạt động học tập trên lớp, ko còn cơ hội làm việc riêng trong lớp do vậy sẽ hiểu bài hơn và chủ động hơn trong học tập.

Giảng viên: Nguyễn Thị Châu Băng, Khoa Giáo dục đại cương