ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
||||
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
||||
Số: /KH-CĐSL |
Sơn La, ngày tháng năm 2020 |
||||
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐSL, ngày tháng năm của
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La)
Tên ngành, nghề: Kế toán hành chính sự nghiệp
Mã ngành,nghề: 5340307
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS trở lên
Thời gian đào tạo: 02 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình được thiết kế để đào tạo kế toán viên trình độ trung cấp. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở kỹ năng thực hành về nghiệp vụ kế toán, đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường về chuyên môn kế toán và tổ chức các công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp, đồng thời có khả năng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và phù hợp với nhu cầu của địa phương, cung cấp nhân lực trong lĩnh vực kế toán.
1.2. Mục tiêu cụ thể
* Về kiến thức:
- Vận dụng các quy định của luật ngân sách, luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn vào công tác hạch toán kế toán và quản lý trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Trình bày được vị trí, vai trò và đặc trưng của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Trình bày được nhiệm vụ kế toán: Kế toán thu - chi sự nghiệp, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định, kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, thủ kho, thủ quỹ, ... và mối quan hệ giữa với các hộ phận khác trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Mô tả và phân loại được mục lục ngân sách nhà nước theo: Chương, loại, khoản, mục, tiểu mục, nguồn ngân sách nhà nước. mục tiêu;
- Trình bày được các loại chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính được sử dụng trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Nêu được quy trình lập sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp cho kế toán: Vốn bằng tiền, kế toán vật liệu, kế toán tài sản cố định, kế toán thu, chi sự nghiệp, kế toán ... theo đúng thời gian và quy định của luật kế toán;
- Mô tả được cách thức kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị cũng như cơ quan có thẩm quyền;
- Mô tả được các bước, các thao tác khi nhập và khai thác thông tin kế toán trên phần mềm áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
* Về kỹ năng:
- Vận dụng được các quy định của luật ngân sách, luật kế toán, chuẩn mực kế toán vào công tác hạch toán kế toán và quản lý trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Tra cứu được chương, loại, khoản, mục, tiểu mục, nguồn ngân sách, mục tiêu, ... áp dụng cho đơn vị;
- Lập, tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý được chứng từ kế toán theo hướng dẫn của các thông tư cho các đối tượng kế toán cụ thể;
- Lập được sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo đúng thời gian và quy định;
- Tính toán được các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính theo hướng dẫn của thông tư áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp và quy định của luật kế toán, luật ngân sách, các chuẩn mực kế toán liên quan;
- Kiểm tra được số liệu ghi chép trên sổ kế toán, báo cáo tài chính ... và sửa chữa được những sai sót khi phát hiện theo quy định;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chấp hành chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có tinh thần cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần làm việc độc lập và khả năng hợp tác với đồng nghiệp và mọi người;
- Có lòng yêu nghề và tinh thần học tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ... đáp ứng yêu cầu của nghề, của xã hội;
- Có sự đoàn kết và hỗ trợ của các nhân viên, bộ phận khác trong đơn vị, có sức khỏe và chịu được áp lực công việc;
- Tự chịu trách nhiệm kết quả công việc trước nhóm, lãnh đạo đơn vị và cơ quan luật pháp.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kế toán vốn bằng tiền;
- Kế toán vật liệu, dụng cụ;
- Kế toán tài sản cố định;
- Kế toán tiền lương và các khoản nộp theo lương;
- Kế toán thu sự nghiệp;
- Kế toán chi sự nghiệp;
- Kế toán các khoản thanh toán;
- Thủ kho;
- Thủ quỹ;
- Kế toán tổng hợp.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
- Số lượng môn học: 29
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 55 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
- Khối lượng các môn học chuyên môn: 1.035 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 444 giờ
- Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 798 giờ; Kiểm tra 48 giờ
3. Nội dung chương trình:
Mã môn học |
Tên môn học |
Số tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
|||||
Lý thuyết |
Thực hành/thực tập/thí nghiệm/ bài tập/thảo luận |
Kiểm tra |
||||
I. Các môn học chung |
12 |
255 |
94 |
148 |
13 |
|
MH 01 |
Giáo dục chính trị |
2 |
30 |
15 |
13 |
2 |
MH 02 |
Pháp luật |
1 |
15 |
9 |
5 |
1 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
1 |
30 |
4 |
24 |
2 |
MH 04 |
GDQP&AN |
2 |
45 |
21 |
21 |
3 |
MH 05 |
Tin học |
2 |
45 |
15 |
29 |
1 |
MH 06 |
Tiếng Anh |
4 |
90 |
30 |
56 |
4 |
II. Các môn học cở sở, chuyên môn |
43 |
1035 |
350 |
650 |
35 |
|
II.1. Các môn học cơ sở |
6 |
90 |
84 |
0 |
6 |
|
MH 07 |
Luật kinh tế |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 08 |
Kinh tế vi mô |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 09 |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
II.2. Các môn học chuyên môn |
31 |
855 |
182 |
650 |
23 |
|
MH 10 |
Lý thuyết kế toán |
3 |
45 |
42 |
0 |
3 |
MH 11 |
Kế toán thuế |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 12 |
Lý thuyết kiểm toán |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 13 |
Kế toán hành chính sự nghiệp |
3 |
45 |
42 |
0 |
3 |
MH 14 |
Kế toán ngân sách xã phường |
3 |
45 |
42 |
0 |
3 |
MH 15 |
Thực hành kế toán HCSN |
3 |
90 |
0 |
87 |
3 |
MH 16 |
Thực hành kế toán NSXP |
3 |
90 |
0 |
87 |
3 |
MH 17 |
Tin học kế toán |
2 |
60 |
0 |
58 |
2 |
MH 18 |
Kế toán máy |
2 |
60 |
0 |
58 |
2 |
MH 19 |
Thực tế cơ sở |
2 |
90 |
0 |
90 |
0 |
MH 20 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
270 |
0 |
270 |
0 |
II.3. Các môn học tự chọn |
6 |
90 |
84 |
0 |
6 |
|
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp |
||||||
MH 21 |
Lập và quản lý dự án |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 22 |
Quản trị doanh nghiệp |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 23 |
Marketing |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
Chuyên ngành Kế toán DN |
||||||
MH 24 |
Kiểm toán nội bộ |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 25 |
Kế toán DN SX 1 |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 26 |
Kế toán DN SX 2 |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
Chuyên ngành Kế toán ngân hàng |
||||||
MH 27 |
Pháp luật ngân hàng |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 28 |
Kế toán ngân hàng thương mại |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 29 |
Tín dụng ngân hàng |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
Tổng cộng |
55 |
1290 |
444 |
798 |
48 |
4. Kế hoạch giảng dạy
Học kỳ 1 15(….) |
|
Học kỳ 2 18(18,0) |
|
Học kỳ 3 11(4,7) |
|
Học kỳ 4 11(0,11) |
Giáo dục chính trị |
Kinh tế vi mô 2(2,0) |
Thực hành kế toán HCSN |
Thực hành kế toán NSXP 3(0,3) |
|||
Pháp luật |
Lý thuyết TC – TT 2(2,0) |
Tự chọn 2 2(2,0) |
Kế toán máy 2(0,2) |
|||
GDTC |
Kế toán Hành chính sự nghiệp 3(3,0) |
Tự chọn 3 2(2,0) |
Thực tậpTN 6(0,6) |
|||
GDQP&AN |
Lý thuyết kiểm toán 2(2,0) |
Thực tế cơ sở 2(0,2) |
||||
Tin học |
Tự chọn 1 2(2,0) |
Tin học kế toán 2(0,2) |
||||
Tiếng anh |
Kế toán Thuế 2(2,0) |
|||||
Lý thuyết kế toán 3(3,0) |
Kế toán NSXP 3(3,0) |
|||||
Luật kinh tế 2(2,0) |
||||||
5. Hướng dẫn sử dụng chương trình
5.1. Các môn học chung bắt buộc được giảng dạy theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng và ban hành
5.2. Về phương pháp giảng dạy
5.2.1 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
- Bố trí cho sinh viên tham quan, học tập, tham gia thực hành thực tập tại phòng thực hành, tại các địa điểm thực tế vào thời điểm cuối khóa và thực tập nghề nghiệp
- Học tập chính trị đầu khoá; Học tập về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tham gia phong trào Thanh niên tình nguyện; Kỹ năng tìm việc làm
- Tổ chức các diễn đàn Thanh niên lập nghiệp, Phát triển kinh tế hộ gia đình, Giáo dục an toàn giao thông, Giáo dục sức khoẻ giới tính
- Thời gian hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp:
+ Hoạt động thể dục thể thao vào các buổi chiều sau khi kết thúc giờ học
+ Văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt tập thể một buổi/tuần
+ Các hoạt động vui chơi giải trí và hoạt động tập thể do Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động thể thao, buổi giao lưu, sinh hoạt hàng tuần hoặc hàng tháng
5.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học:
- Cuối mỗi học kỳ, người học phải tham gia thi kết thúc môn học.
- Đầu mỗi học kỳ, khoa quản lý ngành phải lập bảng tổng hợp hình thức thi; sử dụng đề thi (ra đề hay sử dụng ngân hàng đề) để lãnh đạo nhà trường phê duyệt (thông qua phòng KT&ĐBCL tổng hợp, kiểm tra).
- Hình thức thi kết thúc môn học có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.
- Thời gian làm bài thi kết thúc môn học đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài thi đối với các hình thức thi khác hoặc thời gian làm bài thi của môn học có tính đặc thù của ngành, nghề đào tạo do hiệu trưởng quyết định.
- Nội dung thi hết môn học phải đảm bảo đánh giá người học đạt hay không đạt chuẩn đầu ra của môn học, đồng thời phân loại được người học.
5.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp: Người học được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành khi đủ các điều kiện sau
- Tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho chương trình
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 đạt từ 2,00 trở lên
- Hoàn thành các môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh, Giáo dục thể chất theo quy định.
- Không trong thời gian: bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Có đơn gửi nhà trường đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học
- Trường hợp người học có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật chưa ở mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng phải tổ chức xét kỷ luật trước khi xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho người học đó.
5.5. Các điều kiện đảm bảo chất lượng (phụ lục kèm theo)
- Phụ lục: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; Đội ngũ giáo viên; Giáo trình tài liệu giảng dạy.
1. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
a) Cơ sở vật chất
- Số phòng học lý thuyết chuyên môn: 01
- Số phòng thực hành: 01
b) Thiết bị, dụng cụ đào tạo
TT |
Tên thiết bị đào tạo |
Đơn vị |
Số lượng |
1 |
Máy vi tính |
Bộ |
30 |
2 |
Máy chiếu |
Bộ |
01 |
3 |
Lưu điện |
Cái |
30 |
4 |
Máy in |
Cái |
01 |
5 |
Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp (MISA MIMOSA) |
Bộ |
01 |
2. Nhà giáo
a) Tổng số nhà giáo của ngành, nghề: 27
b) Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên, giảng viên quy đổi: .....................
c) Nhà giáo cơ hữu: 19 Giảng viên tại khoa Kinh tế
TT |
Họ và tên |
Trình độ chuyên môn được đào tạo |
Trình độ nghiệp vụ sư phạm |
Trình độ kỹ năng nghề |
Môn học được phân công giảng dạy |
1 |
Lù Thị Vân Anh |
Thạc sỹ Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Kiểm toán nội bộ |
2 |
Dương Thị Hạnh |
Thạc sỹ Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Kế toán máy |
3 |
Lê Thị Vân Anh |
Thạc sỹ Kinh tế |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Thực tế cơ sở |
Thực tập tốt nghiệp |
|||||
4 |
Trương Thị Lan Anh |
Thạc sỹ Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Kế toán hành chính sự nghiệp |
5 |
Trần Thị Quyên |
Thạc sỹ Kinh doanh & Quản lý |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Tin học kế toán |
6 |
Nguyễn Thị Thu Hương |
Đại học Kinh tế |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Kế toán hành chính sự nghiệp |
Thực hành kế toán hành chính sự nghiệp |
|||||
7 |
Nguyễn Văn Thành |
Thạc sỹ Kinh tế |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Marketing |
8 |
Vũ Văn Chính |
Thạc sỹ Kinh tế |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Kinh tế vi mô |
9 |
Lê Thị Khánh Hòa |
Đại học Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
Kiểm toán nội bộ |
|||||
10 |
Lê Anh Tuấn |
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Marketing |
11 |
Mai Thị Trang |
Thạc sỹ Kinh tế |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Quản trị doanh nghiệp |
12 |
Bùi Thị Thu |
Thạc sỹ Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Lý thuyết kế toán |
13 |
Lò Ngọc Nga |
Thạc sỹ Tài chính ngân hàng |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Luật kinh tế |
14 |
Đoàn Thu Hà |
Thạc sỹ Tài chính ngân hàng |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
15 |
Vì Việt Hà |
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Quản trị doanh nghiệp |
16 |
Nguyễn Thị Hương |
Thạc sỹ Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Kế toán NSXP |
Lý thuyết kiểm toán |
|||||
17 |
Phạm Thị Dương Hải |
Thạc sỹ Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
KTDN SX 1 |
18 |
Vũ Thị Dung |
Thạc sỹ Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Thực hành kế toán hành chính sự nghiệp |
19 |
Trần Thị Huyền Trang |
Thạc sỹ QTKD |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Kinh tế vi mô |
20 |
Phan Thị Minh Thúy |
Thực hành kế toán hành chính sự nghiệp |
|||
21 |
Vũ Lê Vân |
Đại học Kế toán |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Thực hành kế toán NSXP |
22 |
Nguyễn Duy Nhậm |
Thạc sỹ Kinh tế |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
23 |
Trần Thị Tuyên |
Thạc sỹ Tài chính ngân hàng |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Lập và quản lý dự án |
24 |
Nguyễn Xuân Tiệp |
Thạc sỹ Kinh tế |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Lập và quản lý dự án |
25 |
Phạm Thị Hằng |
Thạc sỹ Kế toán KT&PT |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Thực hành kế toán NSXP |
26 |
Cung Thị Thanh |
Đại học Tài chính ngân hàng |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Thực hành kế toán HCSN |
27 |
Nguyễn Văn Thanh |
Thạc sỹ Kinh tế |
Chứng chỉ bồi dưỡng NVSP |
Chứng chỉ SP dạy nghề |
Quản trị doanh nghiệp |
Ghi chú:
+ Trình độ nghiệp vụ sư phạm: Chứng chỉ SP dạy nghề hoặc chứng chỉ Bồi dưỡng NVSP cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.
+ Trình độ kỹ năng nghề: Bậc 1, bậc 2, bậc 3.
d) Nhà giáo thỉnh giảng (nếu có): Không
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình tài liệu giảng dạy
a) Tên chương trình: Kế toán doanh nghiệp; Trình độ đào tạo: Cao đẳng; Thời gian đào tạo: 03 năm ; Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
b) Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của ngành/nghề: Kế toán doanh nghiệp
TT |
Tên môn học |
Tên giáo trình |
Tên tác giả |
Nhà xuất bản |
Năm xuất bản |
1 |
Luật kinh tế |
Luật kinh tế |
TS. Nguyễn Đăng Liêm |
NXB Thống kê |
2015 |
2 |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế học vi mô |
TS. Nguyễn Kim Dũng |
NXB Thống kê |
2015 |
3 |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
PGS.TS. Cao Thị Ý Nhi |
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân |
2018 |
4 |
Lý thuyết kế toán |
Nguyên lý kế toán |
PGS.TS. Võ Văn Nhị |
Nhà xuất bản Tài chính |
2018 |
5 |
Kế toán doanh nghiệp SX 1,2 |
Kế toán tài chính |
PGS. TS. Võ Văn Nhị |
NXB Tài chính |
2018 |
6 |
Kế toán hành chính sự nghiệp |
Kế toán hành chính sự nghiệp |
PGS.TS. Võ Văn Nhị |
NXB Phương Đông |
2012 |
7 |
Kế toán ngân sách xã, phường |
Hướng dẫn chế độ Kế toán ngân sách và tài chính xã |
TG.Tăng Bình, Ái Phương (Hệ thống) |
NXB Hồng Đức |
2019 |
8 |
Kế toán Thuế |
Thuế và kế toán thuế trong doanh nghiệp |
PGS.TS Phạm Đức Cường |
NXB Tài chính |
2019 |
9 |
Thực hành kế toán HCSN |
Hướng dẫn Thực hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp |
PGS. TS Nguyễn Ngọc Đức |
NXB Kinh tế TP HCM |
2018 |
10 |
Thực hành kế toán NSXP |
Hướng dẫn chế độ Kế toán ngân sách và tài chính xã |
TG.Tăng Bình, Ái Phương (Hệ thống) |
NXB Hồng Đức |
2019 |
11 |
Kế toán máy |
Phần mềm Kế toán MISA SME.NET 2019 |
Công ty Cổ phần Misa. |
Công ty Cổ phần Misa. |
2019 |
12 |
Lý thuyết Kiểm toán |
Lý thuyết kiểm toán |
GS.TS Nguyễn Quang Quynh |
NXB ĐHKTQD |
2018 |
13 |
Lập và quản lý dự án |
Lập dự án đầu tư |
PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt |
NXB Đại học Kinh tế quốc dân |
2013 |
14 |
Quản trị doanh nghiệp |
Quản trị doanh nghiệp |
TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, |
NXB Giao thông vận tải |
2012 |
15 |
Marketing |
Marketing căn bản |
GS. TS. Trần Minh Đạo |
NXB Đại học Kinh tế quốc dân |
2013 |
16 |
Pháp luật ngân hàng |
Luật ngân hàng |
PGS.TS Nguyễn Văn Vân và các cộng sự |
NXB Hông Đức |
2018 |
17 |
Kế toán ngân hàng thương mại |
Kế toán ngân hàng Lý thuyết và bài tập |
PGS.TS Nguyễn Thị Loan |
NXB Kinh tế TP HCM |
2012 |
18 |
Tín dụng ngân hàng |
Tín dụng ngân hàng |
PGS.TS Lê Văn Tế |
NXB Lao động |
2013 |
19 |
Tin học kế toán |
Học nhanh Excel và ứng dụng kế toán |
Cao Bá Thành |
NXB Thanh niên |
2016 |
20 |
Kiểm toán nội bộ |
Kiểm toán nội bộ |
TS Nguyễn Phú Giang |
NXB Tài chính |
2015 |
|
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA |
|
HIỆU TRƯỞNG |