Cụ thể như sau:

Chương I

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH VÀ ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH

Điều 1 : Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành

  1. Lãnh đạo Hội thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sơn La, Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ trường Cao đẳng Sơn La và Điều lệ Hội; tham mưu với BTV Đảng ủy thực hiện công tác nhân đạo và hoạt động của Hội; phối hợp với các đơn vị, đoàn thể các tổ chức, cá nhân trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.
  2. Đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ theo định kỳ và quyết định chương trình công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm kế tiếp.
  3. Bầu Ban Thường vụ; Ban Thường trực; bầu, kiện toàn Ban kiểm tra trong trường hợp khuyết Trưởng ban, Phó ban, Ủy viên Ban Kiểm tra.
  4. Ban hành quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Hội Chữ thập đỏ trường; ban hành chương trình công tác Hội toàn khóa của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra Hội Chữ thập đỏ trường khóa II.
  5. Chỉ đạo xây dựng quỹ Hội: Dự trữ, đóng góp xây dựng hoạt động nhân đạo, các cuộc vận động quyên góp, thu và sử dụng hội phí.
  6. Họp định kỳ 6 tháng 1 lần.
  7. Chuẩn bị Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ trường Cao đẳng Sơn La khi kết thúc nhiệm kỳ.

Điều 2. Trách nhiệm, quyền hạn của uỷ viên Ban Chấp hành Trung

          1. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; đóng góp xây dựng và tham gia quyết định các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành.

         2. Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Chấp hành; gương mẫu chấp hành các chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ tham gia công tác nhân đạo, hoạt động chữ thập đỏ và xây dựng tổ chức Hội.

Điều 3. Nguyên tắc làm việc

  1. Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ trường Cao đẳng Sơn La làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cụ thể:
  2. Các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành được thảo luận và quyết định theo đa số.
  3. Chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành chỉ có giá trị khi có quá 1/2 (một phần hai) số uỷ viên Ban Chấp hành có mặt tán thành.

2. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quan hệ làm việc theo quy định của Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sơn La và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành.

Điều 4. Chế độ Hội nghị

  1. Ban Chấp hành họp định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Nếu quá 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị thì Ban Thường vụ triệu tập hội nghị Ban Chấp hành bất thường.
  2. Các cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành tham dự. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội điều hành Hội nghị Ban Chấp hành.
  3. Hội nghị đinh kỳ của Ban Chấp hành tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng công tác của Hội 6 tháng cuối năm.
  4. Chương trình, nội dung Hội nghị Ban Chấp hành do Ban Thường vụ chuẩn bị, Ban Chấp hành thông qua.
  5. Tài liệu Hội nghị Ban Chấp hành được gửi đến các uỷ viên Ban Chấp hành trước khi họp 07 ngày.
  6. Ủy viên Ban Chấp hành nhận được tài liệu có trách nhiệm nghiên cứu, đóng góp ý kiến, chuẩn bị ý kiến trong Hội nghị. Ủy viên Ban Chấp hành vì lý do đặc biệt không tham dự hội nghị phải báo cáo và được sự đồng ý của Thường trực Hội, đồng thời có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi về Ban Chấp hành Hội.

Điều 5. Chế độ báo cáo và thông tin

Uỷ viên Ban Chấp hành có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; khi có vấn đề vướng mắc hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì kiến nghị, phản ánh và đề xuất biện pháp giải quyết với Thường trực hoặc Ban Thường vụ phụ trách lĩnh vực công tác đó.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN THƯỜNG VỤ VÀ ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ 

 

Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường vụ

1. Quyết định các chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện Nghị quyết, chủ trương của Ban Chấp hành và chỉ đạo của Trung ương Hội, Tỉnh Hội.

2. Chỉ đạo thực hiện việc đóng và sử dụng hội phí của Hội.

3. Tổng kết mô hình, chuyên đề và các hoạt động của Hội.

4. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Hội.

5. Đề xuất, thảo luận, quyết định những công việc của Ban Thường vụ theo thẩm quyền.

Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của uỷ viên Ban Thường vụ

1. Nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành các chủ trương công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ, các nội dung công tác được phân công; đóng góp xây dựng và tham gia quyết định các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Thường vụ; chuẩn bị chương trình, nội dung được phân công phụ trách.

         2. Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Thường vụ; gương mẫu chấp hành chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; tích cực tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ tham gia công tác nhân đạo, hoạt động chữ thập đỏ và xây dựng tổ chức Hội.

Điều 8. Nguyên tắc làm việc

  1. Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ trường Cao đẳng Sơn La làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:
  2. Các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Thường vụ được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
  3. Chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Thường vụ chỉ có giá trị khi có quá 1/2 (một phần hai) tổng số uỷ viên Ban Thường vụ có mặt tán thành.
  4. Ban Thường vụ Hội xây dựng chương trình công tác 06 tháng, 01 năm và làm việc theo chương trình, kế hoạch; ủy viên Ban Thường vụ Hội xây dựng kế hoạch công tác của mình trên cơ sở chương trình công tác của Ban Thường vụ và nhiệm vụ được phân công.

Điều 9. Chế độ hội nghị

  1. Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ trường Cao đẳng Sơn La họp định kỳ 03 tháng một lần, khi cần thiết có thể họp đột xuất.
  2. Các cuộc họp của Ban Thường vụ hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Thường vụ tham dự.
  3. Tài liệu Hội nghị Ban Thường vụ được gửi đến các uỷ viên Ban Thường vụ trước khi họp 07 ngày, ủy viên Ban Thường vụ nhận được tài liệu có trách nhiệm nghiên cứu, tham gia góp ý bằng văn bản, góp ý kiến trong Hội nghị, ủy viên Ban Thường vụ vì lý do đặc biệt không tham dự hội nghị phải báo cáo và được sự đồng ý của Thường trực Hội và có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi về Ban Thường vụ Hội.

           4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội điều hành Hội nghị Ban Thường vụ.

           5. Các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Thường vụ phải được thông báo bằng văn bản tới uỷ viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban Chấp hành chậm nhất 15 ngày sau khi Hội nghị kết thúc để triển khai thực hiện.

Điều 10. Chế độ báo cáo và thông tin

  1. Ủy viên Ban Thường vụ Hội có trách nhiệm định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo Ban Thường vụ về kết quả thực hiện nhiệm vụ, các nội dung trong lĩnh vực mình phụ trách. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, ủy viên Ban Thường vụ kiến nghị, phản ánh và đề xuất biện pháp giải quyết với Ban Thường vụ, Thường trực Hội.
  2. Ủy viên Ban Thường vụ được thông báo về tình hình và kết quả hoạt động của Hội, được cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo và sử dụng các tài liệu đó theo chế độ quy định.

Chương III

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI

 

Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Hội

  1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.
  2. Quyết định các biện pháp để kịp thời vận động, trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, khi thiên tai, thảm hoạ gây hậu quả nghiêm trọng.
  3. Chỉ đạo tiếp nhận, quản lý, phân phối và sử dụng nguồn cứu trợ, viện trợ (nếu có).
  4. Thay mặt Ban Thường vụ quyết định khen thưởng, đề nghị các danh hiệu, hình thức khen thưởng và tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ của trường.

         5. Lãnh đạo, quản lý, điều hành tổ chức Hội, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

         6. Giữ mối liên hệ và đại diện cho Hội trong các quan hệ đối nội, đối ngoại với các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, Hội cấp trên trong hoạt động nhân đạo.

          Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội

          1. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về mọi mặt công tác Hội; thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong các quan hệ với cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức có liên quan.

          2. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội trên cơ sở Nghị quyết, chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực và Hội cấp trên.

          3. Chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của Hội; tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, chủ trương của Ban Chấp hành, Ban thường vụ và đề ra chương trình công tác Hội thời gian tới.

          4. Trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác: Chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, xây dựng và phát triển tổ chức Hội, thi đua - khen thưởng.

          5. Ký ban hành các văn bản của Hội.

          Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội

          1. Chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban thường trực và Chủ tịch Hội về nhiệm vụ được phân công phụ trách hoặc Chủ tịch Hội ủy quyền.           

         2. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác: Xã hội nhân đạo; chăm sóc sức khỏe cộng đồng; tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện; quản lý Website của Hội.         

          3. Ký ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc ủy quyền.

Điều 14. Nguyên tắc làm việc của Thường trực Hội

  1. Thường trực Hội làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
  2. Các chủ trương, quyết định của Thường trực Hội được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (thông qua các hình thức: họp thường kỳ, hội ý, trao đổi trực tiếp, trao đổi qua các phương tiện thông tin hoặc xin ý kiến bằng văn bản).
  3. Trong trường hợp có ý kiến không thống nhất, ủy viên Thường trực Hội có quyền bảo lưu ý kiến nhưng không được nói và làm trái với chủ trương, quyết định của tập thể Thường trực Hội.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 15. Điều khoản thi hành

  1. Thành viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực khóa II, các chi Hội trực thuộc có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
  2. Thành viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực khóa II, tập thể, cá nhân liên quan vi phạm Quy chế này thì tùy mức độ sẽ bị kỷ luật theo các quy định của Hội và quy định của pháp luật.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

  1. Quy chế này gồm 4 chương với 16 điều và có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu Hội cấp trên có quyết định, quy định mới hoặc thay đổi nhiệm vụ đối với thành viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực thì Ban Chấp hành xem xét điều chỉnh cho phù hợp.