Thực hiện kế hoạch số 211/KH-CĐSL của trường Cao đẳng Sơn La, từ ngày 06/09/2022 đến 10/09/2022, Trường Cao đẳng Sơn La đã tổ chức Tuần sinh hoạt chính trị đầu khoá cho học sinh Trung cấp K59 và sinh viên Cao đẳng K59.
Toàn cảnh lớp học
Việc triển khai tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa cho HSSV nhằm nâng cao nhận thức của HSSV về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trang bị đầy đủ, kịp thời một số thông tin cơ bản và cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục và đào tạo. Cũng như giúp HSSV hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy chế, quy định về đào tạo.
Th.S Đào Huy Quân - Trưởng khoa Cơ bản quán triệt những nội dung cơ bản trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng
Thông qua lớp học các giảng viên đã giúp HSSV tiếp cận và lĩnh hội nhiều kiến thức bổ ích, tạo hành trang để các em chuẩn bị bước vào môi trường học tập mới.
Tin bài: Hoàng Thị Thanh Thủy - Giảng viên khoa Cơ bản.
Ảnh: Phúc Thịnh - Phòng Công tác HSSV
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng hoạt động của sinh viên tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy định của chương trình bộ môn nhằm hỗ trợ cho chương trình nội khóa, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của sinh viên, giúp sinh viên không chỉ củng cố và khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng bồi dưỡng tình cảm mà còn tạo ra sự thoải mái, hòa nhập với tập thể, nâng cao ý thức cuộc sống cộng đồng, đáp ứng tâm lý ưa sôi động, thích khám phá cái mới của tuổi trẻ nói chung và của Sinh viên trường CĐ Sơn La nói riêng.
Trong những năm gần đây, việc giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học, cao đẳng trên cả nước theo hướng giao tiếp là phương pháp chủ đạo được áp dụng rộng rãi. Việc rèn luyện cho sinh viên (SV) khả năng sử dụng ngôn ngữ thông qua bốn kỹ năng: nghe (listening), nói (speaking), đọc (reading), viết (writing) được xem là mục tiêu cơ bản trong tiến trình dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Bộ môn Ngoại ngữ thuộc Khoa Giáo dục Đại cương trường Cao đẳng Sơn La đã sử dụng các bộ giáo trình khác nhau để giảng dạy cho sinh viên các khối không chuyên như: Lifeline, New headway, New English file và mới đây là giáo trình Solution … những bộ giáo trình này đều được nhóm tác giả biên soạn theo hướng dạy và học theo phương pháp giao tiếp (PPGT). Bài viết này đi vào phân tích thực trạng vận dụng PPGT trong việc dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên trường Cao đẳng Sơn La và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
2. Thực trạng và những hạn chế trong việc vận dụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trường Cao đẳng Sơn La.
2.1 Sinh viên có xuất phát điểm thấp, không tích cực tham gia các hoạt động trong lớp và không có động cơ thúc đẩy việc học tập tiếng Anh.
Xuất phát điểm của sinh viên không chuyên trường Cao đẳng Sơn La chỉ ở mức thấp, đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Đây cũng là tình hình chung của các trường Cao Đẳng thuộc các tỉnh thuộc vùng khó khăn mà hầu hết sinh viên thuộc đối tượng dân tộc ít người được tuyển sinh từ vùng sâu vùng xa trong tỉnh. Phần lớn sinh viên phát âm tiếng phổ thông chưa chuẩn dẫn đến việc phát âm chưa đúng các từ tiếng Anh theo phiên âm quốc tế, chưa đúng trọng âm, đặc biệt hay bỏ các âm cuối như âm /s/; /st/; /th/ phát âm sai các từ có đuôi /ed/ như trong từ hoped và washed; /t/ trong từ wanted và added; /id/ trong từ played và cried ... Việc phát âm không chính xác dẫn đến sinh viên rất ngại giao tiếp bằng tiếng Anh ngay cả trong giờ thực hành ngôn ngữ. Sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ cũng gây ảnh hưởng lớn đến phương thức diễn đạt hay chất lượng giao tiếp. Ví dụ các quy tắc về danh từ số ít, số nhiều, quy tắc về thì
2.2 Ảnh hưởng của yếu tố tâm lí.
Thực tế cho thấy có khá nhiều sinh viên tâm lí không tốt, thiếu tự tin trong giao tiếp, còn rụt rè, nhút nhát khi tham gia giờ học tiếng Anh được thiết kế theo PPGT. Thậm chí, nhiều sinh viên, kể cả những sinh viên có kiến thức cơ bản về tiếng Anh khá tốt vẫn có cảm giác xấu hổ, e ngại vì tâm lí sợ bị người khác chê cười khi mắc lỗi về phát âm, đọc sai, viết sai từ, đọc không đúng trọng âm hay nói không đúng ngữ điệu … Tất cả những điều trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng viên vận dụng PPGT vào các giờ dạy tiếng Anh của học sinh, sinh viên.
2.3 Giữa thi, kiểm tra và giảng dạy chưa có sự đồng bộ.
Hiện nay, cũng như phần lớn các trường Cao đẳng khác trên địa bàn Tỉnh, trường Cao đẳng Sơn La sử dụng đề thi tiếng Anh cho sinh viên không chuyên theo phương pháp truyền thống, nghĩa là người học chỉ cần làm một bài viết với trọng tâm là kiến thức ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng và đọc hiểu … Chính hình thức thi này là nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc vận dụng PPGT trong giảng dạy tiếng Anh. Các kì thi cũng không thề kiểm tra được năng lực giao tiếp toàn diện bằng ngoại ngữ của sinh viên.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phuơng pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trường Cao đẳng Sơn La.
3.1. Sinh viên cần xác định rõ động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
Giảng viên là người có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập rèn luyện của sinh viên vì vậy cần giúp cho sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh trong quá trình hội nhập để sinh viên xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học có hiệu quả.
3.2. Đối với yếu tố tâm lí
Người dạy nên dành nhiều thời gian hơn để quan sát, động viên, giúp đỡ kịp thời những sinh viên yếu kém khi họ gặp trở ngại trong hoạt động giao tiếp tiếng Anh. Giảng viên không lên áp dụng cứng nhắc những tình huống có sẵn trong giáo trình để tổ chức hoạt động giao tiếp mà thay vào đó lên sử dụng những tình huống có thật hoặc các tình huống sinh viên hay gặp để giúp sinh viên dễ vận dụng, qua đó người học tự liên hệ với bản thân và hình thành các tình huống giao tiếp thực tế (real situations)
3.3. Sự đồng bộ giữa thi và giảng dạy
Thay vì hình thức thi viết truyền thống giảng viên có thể áp dụng nhiều hình thức thi kiểm tra khác để đạt được mục tiêu của chương trình là sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày. Chẳng hạn như đề thi được thiết kế dưới dạng hoạt động giao tiếp theo nhóm cặp (debate) hay hình thức thi nói theo chủ đề (topic) mà các chủ đề có thể trích ra từ chương trình học. Với hình thức thi, kiểm tra như vậy người học bắt buộc phải tự giác hơn, tích cực hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ: đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, vốn là yếu tố đặc thù của PPGT.
Kết luận: Để tăng tính hiệu quả khi vận dụng PPGT trong quá trình dạy và học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung, người dạy nên đa dạng hóa các hoạt động dạy học bẳng cách cải tiến nhiều loại hình hoạt động khác nhau nhằm tạo hứng thú cho người học. Ngoài những hoạt động thiết kế theo nội dung của giáo trình, giảng viên có thể lựa chọn những chủ đề hay hoặc các chủ đề nóng đang là mối quan tâm của xã hội nhằm lôi cuốn sự tích cực hăng hái tham gia của sinh viên. Mỗi giảng viên phải biết tạo mối quan hệ tương tác giữa trò với trò, giữa thầy với trò tạo nên sự bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên và tạo nên môi trường học tập an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Greg Bock. Teaching English in Vietnam. Teacher’s Edition, 2000
2.Candlin, ed. The Communicative. Teaching of English. Longman, 1981
3. Richard, J& T. Rodger. Approach and method in Language Teaching. 2nd Ed. Cambridge: Cambridge University Press, 1986
4. Widdowson. Teaching Language as Communication. Oxford: Oxford University Press. 1978
GV Nguyễn Thị Mai Hương - Khoa Giáo dục đại cương – Trường Cao đẳng Sơn La
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học là xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Đối với các môn lý luận chính trị xuất phát từ đặc thù tri thức của các môn học này, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là yêu cầu cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học.
Trong trường Cao đẳng Sơn La hiện nay, các môn lý luận chính trị hiện nay bao gồm các học phần: Những nguyên lý cơ cản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Giáo dục chính trị. Đây là các môn học thuộc khoa học chính trị, có hệ thống kiến thức mang tính lý luận và khái quát cao. Với đặc thù môn học là nhiều thông tin, kiến thức hàn lâm và có sự liên kết chặt chẽ vớ nhau thì cần thiết sử dụng một phương pháp giúp cho người học dần hình thành tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Việc ứng dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học là trung tâm, giúp sinh viên hứng thú, tìm tòi, khám phá, ghi nhớ, tự do suy nghĩ và phát huy tiềm năng sáng tạo tri thức một cách khoa học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dạy và học tiếng Anh, một bầu không khí học tập vui vẻ với nhiều cơ hội được giao tiếp trong bối cảnh thực sẽ thúc đẩy người học hứng thú và tích cực hơn. Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh có thể coi là một trong những phương pháp hữu hiệu để khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho SV và là bước khởi động thu hút sự chú ý của SV. Mặt khác, trò chơi ngôn ngữ còn được giảng viên (GV) sử dụng như phương tiện kiểm soát lớp học. Thực tế cho thấy, các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh thường thúc đẩy động cơ học tập cho SV bởi sự đòi hỏi về tính tích cực và chủ động của người chơi. Hơn nữa, đối với hầu hết các trò chơi ngôn ngữ, sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội chơi với nhau luôn là một yếu tố khích lệ người chơi tham gia. Đây cũng là lý do quan trọng nhất khiến hầu hết SV hứng thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi. Trò chơi ngôn ngữ thường được áp dụng linh hoạt trong giảng dạy tiếng Anh nhằm phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cũng như cải thiện cách phát âm, phát triển vốn từ vựng và củng cố ngữ pháp cho SV. Tuy nhiên, hiệu quả quá trình sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong thực tế ở trường Cao đẳng Sơn La chuyên ngành tiểu học, mần non và công nghệ thông tin nói riêng đến nay vẫn chưa được chú ý. Vấn đề này cần được quan tâm, đặc biệt đối với việc giảng dạy tiếng Anh trong các chuyên ngành không chuyên ngoại ngữ. Trong bài viết này, nhóm tác giả khái quát hóa cơ sở lý luận về trò chơi ngôn ngữ được vận dụng trong giảng dạy tiếng Anh, đồng thời đánh giá hiệu quả của việc vận dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh thông qua việc đo lường cảm nhận của sinh viên chuyên ngành tiểu học, mầm non và công nghệ thông tin tại trường Cao đẳng Sơn La.