Tết Canh Tý năm 1960, mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia trồng cây tại công viên hồ Bảy Mẫu (nay là công viên Thống Nhất), từ đó đến nay và mãi mãi về sau, Người đã cho chúng ta thêm một mùa xuân mới giàu ý nghĩa nhân văn. Bác viết hai câu thơ:
“Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân. Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trồng cây suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là “Tết trồng cây” với hàm ý so sánh không khí náo nức tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết… (Vui như Tết). Bác đem lại cho phong trào trồng cây không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.
Vì vậy, cứ mỗi độ tết đến xuân về, Bác đi thăm và tham gia trồng cây với người dân. Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt và nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây”. Người đặc biệt lưu ý phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trồng cây gây rừng, “trồng cây nào, chắc cây ấy”. Người còn lưu ý: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi, chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục…”, “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 05/02/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, và nhắc nhở “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Ngày mùng một Tết Kỷ Dậu (16/02/1969), trong mùa xuân cuối cùng của cuộc đời, Bác đã tự tay trồng một cây đa trên đồi cây xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Trong bản Di Chúc mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, Bác Hồ cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục công việc trồng cây gây rừng: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây hoa làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Vì vậy, cứ mỗi độ tết đến xuân về, Bác đi thăm và tham gia trồng cây với người dân. Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt và nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây”. Người đặc biệt lưu ý phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trồng cây gây rừng, “trồng cây nào, chắc cây ấy”. Người còn lưu ý: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi, chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục…”, “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 05/02/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, và nhắc nhở “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Ngày mùng một Tết Kỷ Dậu (16/02/1969), trong mùa xuân cuối cùng của cuộc đời, Bác đã tự tay trồng một cây đa trên đồi cây xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Trong bản Di Chúc mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, Bác Hồ cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục công việc trồng cây gây rừng: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây hoa làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Có thể thấy, những lời căn dặn của Người về “Tết trồng cây” là bài học lớn của Bác để lại cho thế hệ sau về cách sống gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên môi trường, về phát triển bền vững, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhưng phải luôn giữ được màu xanh cây cỏ, vì chất lượng cuộc sống của người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đi xa, đất trời đã bước vào nhiều mùa xuân mới. Tết trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta gìn giữ và phát triển, phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc luôn được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân, thanh niên, học sinh hưởng ứng bằng việc tham gia trồng cây nơi công sở, trường học, nhà văn hóa thôn… góp phần làm đẹp cảnh quan, tạo môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp./.