Đề nghị các Thầy Cô giáo và Sinh viên khoa quan tâm theo dõi và thực hiện nghiêm túc việc thực hiện trực khoa theo dõi việc giảng dạy của giảng viên và học tâp của SV các khối lớp do khoa quản lý, thực hiện từ ngày 04/01/2022 đến 30/01/2022, các tuần cuối tháng 1 lãnh đạo khoa sẽ phân công sau.

Kính mời các Thầy Cô và Sinh viên quan tâm hãy vào nội dung đính kèm để theo dõi.

CHÚC MỪNG 2022 copy

Ngày 27/11/2021 LCĐ Đoàn Thanh niên, LCH Hội Sinh viên của Khoa Đào tạo Giáo viên cùng Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La đã cùng phối hợp Chi đoàn cơ quan Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam phường Quyết Tâm, Đoàn cơ sở phòng  Cảnh sát Cơ động tổ chức chương trình tình nguyện "Đông ấm Biên cương" năm 2021 tại xã Chiền On huyện Yên Châu.

Với sự đồng hành hỗ trợ của các nhà tài trợ với tinh thần tương thân tương ái với cộng đông, đặc biệt là chia sẻ với các hội gia đình, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nơi biên cương của Tổ quốc, đoàn công tác đã trao tặng: 40 suất  quà gồm chăn bông, gạo, thuốc bổ cho 40 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và 40 áo ấm và phần quà cho các em học sinh nghèo vượt khó; tặng 2000 khẩu trang, 50 chai nước rửa tay khô, 1 bồn đựng nước, máy bơm nước, bếp ga cho Đồn biên phòng Chiềng On với tổng giá trị trên 45.000.000 đồng.

Cùng ngày đoàn đã thực hiện và khánh thành 2 công trình thanh niên vẽ tranh bích họa và trông hàng cây thanh niên tặng trường Tiểu học Chiềng On để chào mừng Đại hội đại biểu Hội Sinh viên tỉnh lần thứ hai nhiệm kỳ 2021-2026.

Đây là hoạt động thiết thực thường niên hàng năm của Đoàn TN, Hội SV Trường CĐSL phối hợp với các đơn vị chung sức thực hiện, hướng về các địa bàn khó khăn. biên giới; góp phần chăm lo, hỗ trợngười dân, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ảnh hưởng bời bện dịch Covid-19, qua đó tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. các phần quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng giá trị tinh thần to lớn mà Đoàn đã tặng cho các em học sinh, bà con nhân dân xã Chiền On - Huyện Yên Châu.

Một số hình ảnh hoạt động của chương trình "Đông ấm biên cương"

Đông ấm BC 4 copy

Đông ấm BC 1

Đông ấm BC 2

Đông ấm BC 6

Đông ấm BC 5

Đông ấm BC 3

BBT

 

"Tôi viết bài này theo lời tâm sự của Sinh viên tôi - Chàng trai người Mông khuyết tật về vận động - Vừ Trung Bay.
“Khi tôi chào đời, cha mẹ tôi đã không có niềm hạnh phúc đủ đầy như nhiều bậc cha mẹ khác. Tôi chỉ có một cánh tay lành lặn, còn một bên tay không có bàn tay. Phần khuyết lại thuộc về tay phải. Mẹ ôm tôi mà nước mắt lăn nặng nề như những cối đá xay mèn mén mùa đói thay cơm. Trong lời kể của cha về ngày tôi chào đời, mắt vẫn luôn ầng ậc nước như thế!
Bay 2
Tôi là một đứa trẻ khuyết tật về vận động, tôi không may mắn khi bị khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể bẩm sinh. Hành trình KHUYẾT – LẤP ĐẦY của tôi vừa gian nan, vừa đáng nhớ, ghi dấu ấn đậm nét của người Mông quê hương Sơn La tôi.
Cha đặt cho tôi cái tên Vừ Trung Bay, hy vọng tôi mạnh mẽ và giàu ý chí như chính dân tộc Mông của tôi vậy. Đủ là hai tay, khuyết là một tay. Nhưng với tôi, không phải khuyết một nửa cơ hội phát triển. Thực tế, những người khuyết tật như tôi, bị khuyết hơn cả một nửa cơ hội được sống bình thường và quá nhiều cơ hội để sống tốt.
Ông bà ta thường nói: “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Đó là ba quá trình phát triển thông thường của trẻ con. Tôi chỉ có một bàn tay, tôi chậm chạp hơn các bạn cùng trang lứa rất nhiều. Lúc các bạn đã biết đi thì tôi mới chỉ trườn và bò. Bạn được dùng cả hai tay khám phá bao điều hay của cuộc sống, thì tôi mãi đến lúc gần 3 tuổi em mới bắt đầu đi chầm chậm được. Cũng vì thế, sau này, tôi là người hay tiếc thời gian, tôi tiếc vì điểm xuất phát của tôi đã thấp, con đường lớn – sống của tôi hẹp hơn, nhiều gập ghềnh hơn.
Lên 6 tuổi, tôi mới bắt đầu được bước chân đến cổng của trường học. Cả thế giới mới và lạ mở ra trước mắt tôi. Tôi cũng thành một người đặc biệt trong mắt bạn bè. Có bạn không đến gần, có bạn tìm cách xa. Tôi chỉ hồn nhiên đặt lại câu hỏi cho chính cha mẹ mình: “Tại sao lại thế?”
Cả một năm học, tôi loay hoay, gắng gượng và kiên trì với cây bút và bàn tay trái. Nhiều khi cha mẹ thương, tình thương con khoanh vùng trong bản làng, khiến cha mẹ nhiều lần tính cho tôi ở nhà. Những mùa đông vùng cao, sương mù, sương muối phủ trắng núi rừng mịt mù. Cái rét cắt da thịt ùa vào nhà, dày đặc, quấn lấy từng thớ thịt con người. Tôi và đám bạn lên 6, đi bộ vượt núi đến lớp học, đói bụng triền miên nên nhiều khi chân không muốn bước, tay trái không muốn cố gắng giữ cây bút để tô, viết theo hàng lối trên trang vở. Rồi chuyến thiện nguyện đến bản Mông, tôi có 1 chiếc áo ấm. Thầy giáo lớp 1 lại quan tâm mang đến cho tôi những con cá khô để ăn cùng cơm. Ánh sáng để soi lối cho tôi là đây. Nửa năm lớp hai, tôi có thể viết có hàng, lối. Đó là một món quà lớn cho Thầy Cô và Cha mẹ. Ước mơ trở thành giáo viên Tiểu học nhen nhóm trong tôi từ đó.
Nhà tôi điển hình cho hộ dân tộc Mông, sống ở núi cao, quanh năm nương rẫy để duy trì cuộc sống. Cuộc sống nghèo khó của gia đình cho tôi có cơ hội rèn luyện ý chí. Khi là thiếu niên, ước mơ của tôi càng trở nên cháy bỏng. Tôi muốn mang con chữ lên non cao, đến với những bản làng người Mông đang ngày đêm chờ đón. Tôi mang chỉ có thể bằng một tay nhưng quyết mang trọn tấm lòng và tri thức tôi học được.
Cuộc sống hàng ngày từ một cậu bé, đến một thanh niên, một bàn tay khiến tôi phải xoay xở và bị giới hạn quá nhiều trong mọi hoạt động của cuộc sống. Nhưng tôi luôn nghĩ: khuyết luôn được bù. Và như thế, tôi tự bù đắp cho mình ước mơ và khát vọng, tôi bù cho mình ý chí và niềm tin. Đó là những thứ để tôi sống chan hòa, sống hòa nhập và xóa nhòa ranh giới về sự không bình thường của mình với những người xung quanh.
Cánh cổng trưởng Cao đẳng Sơn La mở ra khi tôi bước sang tuổi 19. Ngày đầu đến giảng đường sớm hơn các bạn, tôi đã thử đứng trên bục giảng của thầy cô, tôi cầm viên phấn viết lên bảng bằng tay trái, rắn rỏi và vững trãi dòng chữ: “Tôi làm được!”. Cuộc sống mới, những nhiệm vụ học tập và rèn luyện thường xuyên cuốn tôi đi. Tôi trao gửi cho các bạn mình tất cả sự chân thành và gần gũi, tôi nhận được sự thương yêu và quan tâm. Những hoạt động Đoàn Thanh Niên, hoạt động Hội Sinh viên là môi trường cho tôi được thỏa sức xem xét bản thân có giới hạn đến đâu. Hết năm thứ nhất, dường như mọi người nhớ đến tôi bằng cái tên Vừ Trung Bay, không phải là nhớ đến bằng sự khác thường, khiếm khuyết của cơ thể.
Đi học về, bạn nắm cái đầu tròn của tay phải của tôi một cách tự nhiên nhất. Hoạt động học tập và tương tác, bạn cũng nắm cái đầu tròn của tay phải một cách bình thường nhất. Đi thực tập sự phạm tại trường Tiểu học, học sinh lớp chủ nhiệm nắm cái đầu tròn ở tay phải một cách không e dè như ngày đầu, trao cho tôi những lời hẹn về thăm lớp, những lời chúc và yêu thương. Tôi hạnh phúc vì Tôi đã làm được!
“Đôi bàn tay là công cụ cho trí tuệ của con người” (Maria Montessori). Tôi không đủ, tôi thiếu một tay, tôi bù lại bằng tất cả sự ham thích sống và sống hòa nhập, sống ý nghĩa. Tôi cho rằng, cuộc sống chỉ thật sự ý nghĩa và trọn vẹn khi bạn biết giữ gìn và nuôi dưỡng ước mơ, biết can đảm bước ra từ nỗi đau, biết vượt lên học hỏi sau những thất bại, sai lầm. Và may mắn biết bao khi trong cuộc đời tôi, có những người bạn chân thành và nhiều thế hệ thầy cô đã trao cho tôi niềm tin rằng “Bạn làm được!”; “Em làm được!”
Nếu tôi cam phận; nếu tôi bị đánh gục bởi những mệt mỏi, những khiếm khuyết, những đớn đau và tổn thương trong cuộc sống, tôi đã không có cơ hội kể câu chuyện cuộc đời mình, chân thực, không cao xa nhưng có thể là động lực để nhiều người còn đang mặc cảm tự ti, yếu thế vì hoàn cảnh khuyết tật, can đảm hơn, mạnh dạn hơn bước ra khỏi sự bi quan, hòa nhập với cộng đồng.
Tương lai phía trước còn dài. Tôi muốn có nhiều cơ hội để chứng minh về sự bù khuyết của mình. Tôi muốn có cơ hội để có thể viết dày hơn câu chuyện cuộc đời mình, truyền cảm hứng cho những người cùng cảnh biết vượt lên giới hạn bình thường của bản thân. Câu chuyện cuộc đời – cần được viết theo cách riêng, nhưng chắc chắn cần chung ở ngọn lửa ý chí và nghị lực sống tích cực, niềm tin bền bỉ được vun bồi mỗi ngày./.”
Bay 1
Bay3
    •  
    • Phản hồi
    • Chia sẻ
Sáng ngày 20.11 tại sân Trung tâm dịch vụ thanh niên trường Cao Đẳng Sơn La. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường tổ chức Hội thao chào mừng khai giảng năm học mới 2021-2022, chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và chào mừng tân sinh viên K58. Hội thao với các trò chơi dân gian thu hút được sự tham gia của hơn 300 ĐVTN. Đội thi đến từ Liên chi đoàn ĐTGV gồm 10 thành viên đã tham gia với tinh thần đoàn kết nhiệt tình, thi đấu hết mình và giành được giải nhì chung cuộc. Hội thao là sân chơi để các ĐVTN giao lưu gắn bó tăng thêm tinh thần đoàn kết và tạo không khí vui tươi sôi nổi cho một năm học mới.
Dưới đây là một số hình ảnh của Đội thi đến từ Liên chi đoàn khoa Đào tạo Giáo viên.
Hoi thao 4
 
Hoi thao 2
 
Hoi thao 6
 
Hoi thao 5
Hoi thao 3
 
BBT
 
 
 
 
 
 

Nhân "ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" và 39 năm "ngày nhà giáo VN" 20.11. Ban biên tập xin gửi lời chúc mừng sâu sắc tới các Thầy Cô trong khoa Đào tạo Giáo viên, cũng như các Thầy cô trong toàn trường, các anh chị em bạn bè đồng nghiệp, các trò là cựu sinh viên, các sinh viên trong khoa yêu quý lời chúc sức khoẻ, thật nhiều niềm vui, hạnh phúc. Học tập và công tác tốt, thành công trong sự nghiệp trồng người.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Truyền thống ấy thể hiện rõ nét nhất trong ngày 20/11 hằng năm - là ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tình cảm của Thầy và Trò trong khoa thật thân thiết, gắn bó, mang nặng nghĩa tình được ghi lại qua những bài thơ, bài ca thật giàu hình ảnh và xúc động trong ngày gặp gỡ tri ân các Thầy cô của Sinh viên khoa tổ chức ngày 18/11 tại văn phòng khoa ĐTGV. và Ngàu Khai giảng năm học mới 2021-2022 của nhà trường ngày 19/11/2021, Nhưng có lẽ tình cảm chân thành mộc mạc nhất, tự nhiên nhất vẫn là những hình ảnh các em học sinh sinh viên và thầy cô trong những hoạt động ý nghĩa trong ngày này. 

Dưới đây là những hình ảnh hoạt động trong ngày lễ này.

chào 20 11 Anh 2

chào 20 11 Anh 5

chào 20 11 Anh 1

chào 20 11 Anh 4

chào 20 11 Anh 6

chào 20 11 Anh 9

chào 20 11 Anh 7

BBT