I. CHỨC NĂNG:

Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác khảo thí; tự thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công tác thiết lập hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng; công tác cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị và hoạt động chuyên môn nhà giáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tham mưu thực hiện công tác pháp chế của nhà trường theo quy định.

          II. NHIỆM VỤ

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác công tác khảo thí; công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng; thiết lập hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng; triển khai tự đánh giá cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo; đối sánh, so chuẩn để cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng; công tác thanh, kiểm tra, giám sát; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thực hiện công tác pháp chế của nhà trường theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.

          III. QUYỀN TỰ CHỦ

          1. Về hoạt động khảo thí:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng trong việc  chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi và tổng hợp, quản lý điểm thi của học sinh, sinh viên, học viên; giải quyết các tồn tại, vướng mắc, phúc khảo bài thi liên quan đến công tác thi sau khi thi;

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng trong việc  chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi và tổng hợp, quản lý điểm thi của học sinh, sinh viên, học viên; giải quyết các tồn tại, vướng mắc, phúc khảo bài thi liên quan đến công tác thi sau khi thi;

Tham gia các Hội đồng xét duyệt, cung cấp các báo cáo về điểm phục vụ công tác xét duyệt của Hội đồng;

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên;

Phối hợp với phòng Đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện công tác tuyển sinh.

Chủ trì tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở cho việc xây dựng đề thi; cung cấp đề thi, hướng dẫn các khoa, các bộ môn xây dựng hệ thống câu hỏi thi, kiểm tra; hướng dẫn quy trình công nghệ khảo thí; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác khảo thí và thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động khảo thí;

Cụ thể:

-  Tổ chức, thực hiện công tác khảo thí của trường;

- Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc làm các loại đề thi học phần, thi tốt nghiệp và tổ chức, quản lý hình thức thi cho các tất cả các môn học, học phần trong toàn trường;

- Phối hợp với các khoa/bộ môn đào tạo, tổ chức các kỳ thi từ khâu ra đề, nhân bản đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi và lưu trữ đề thi, bài thi và điểm thi;

- Phối hợp với các khoa/bộ môn xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm cho một số các học phần, môn học; cải tiến và phát triển những phương pháp thi phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành và các hệ đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo;

- Xây dựng quy trình kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi cuối khóa;

- Cung cấp các báo cáo về điểm phục vụ công tác xét duyệt của Hội đồng;

          2. Về hoạt động đảm bảo chất lượng:

Chủ trì xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường; hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản của cấp trên, nhà trường về khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục;

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá chất lượng cấp chương trình giáo dục làm căn cứ để hiệu chỉnh chương trình đào tạo, đảm bảo vong đời của mỗi chương trình đào tạo là 3 năm; đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường để thực hiện kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục;

Chủ trì, phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh, sinh viên và các đơn vị có liên quan đề xuất trình Hiệu trưởng các chủ trương, biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng giáo dục;

Cụ thể:

- Tham mưu xây dựng các chỉ số, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo từ các khoa, bộ môn đến toàn trường; theo dõi các hoạt động quản lý chất lượng đào tạo từ các khoa/bộ môn trong trường, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị có đào tạo trong trường; định kỳ tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động đảm bảo chất lượng toàn trường, kiến nghị, đề xuất với BGH những biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Xây dựng thủ tục quy trình, hướng dẫn các đơn vị khoa/bộ môn định kỳ thăm dò ý kiến người học sau khi kết thúc các học phần/môn học;  tổng hợp, phân tích kết quả các hoạt động trên để kiến nghị, đề xuất với BGH những biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo.

- Định kỳ tổ chức “Tự đánh giá” nhà trường, bao gồm tự đánh gia cấp trường và cấp chương trình đào tạo (nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ cho công tác tự đánh giá : bảng hỏi, phiếu khảo sát, bảng biểu thống kê,…);

- Tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên và công nhân viên trong toàn trường về công tác đảm bảo chất lượng, công tác Tự đánh giá

          3. Về hoạt động Kiểm tra, giám sát:

Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra Nhân dân thực hiện những nội dung kiểm tra trong phạm vi công việc của Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

          4. Về Công tác pháp chế:

- Tham mưu phổ biến, triển khai hoặc giao các đơn vị tổ chức triển khai các văn bản pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng và các văn bản, quy định khác có liên quan đến Nhà trường.

- Tham mưu danh mục các văn bản, quy định Nhà trường phải thiết lập theo quy định. Định kỳ hằng năm tham mưu điều chỉnh, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản, quy định mới, các văn bản quy định hết hiệu lực.Thực hiện rà soát, theo dõi, báo cáo kết quả sửa đổi, bổ sung, thiết lập các Quy chế, Quy định của nhà trường

- Chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật các quy định của Nhà nước và nhà trường cho cán bộ, viên chức, người lao động và người học.

- Chủ trì tham gia hoặc tham mưu cho Hiệu trưởng đơn vị phối hợp tham gia ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của trường và các cấp khi được xin ý kiến;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng những vấn đề pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà trường, của cán bộ, viên chức, người lao động và người học;

- Phối hợp cùng bộ phận thanh tra, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật trong trường; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định về việc bảo vệ bí mật Nhà nước; các quy định khác của Nhà nước theo quy định và Nội quy, Quy chế của nhà trường.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của trường.

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do sở, ngành tổ chức và thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế theo quy định.

          IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN

          1. Nguyễn Văn Đại - Trưởng phòng

- Chỉ đạo, điều hành chung các mảng công tác của phòng; phụ trách công tác Thanh tra, kiểm tra giám sát; pháp chế.

  - Chỉ đạo/Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các kỳ thi, công tác xét công nhận tốt nghiệp, tham gia kiểm tra, giám sát công tác quản lý, cấp phát và thu hồi văn bằng, chứng chỉ.

      + Thực hiện báo cáo việc sử dụng kết quả rà soát, đánh giá Quy định về cấp văn bằng, chứng chỉ của nhà trường hàng năm.

      + Chỉ đạo/Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn nhà giáo; kiểm tra hoạt động của các đơn vị; kiểm tra các nội dung công việc theo TTQT, kế hoạch của nhà trường và do Lãnh đạo trường giao.

      + Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo trường những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

      + Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn.

  - Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo trường.

          2. Trần Diệu An – Phó trưởng phòng

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn về tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp tương thích với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO hiện có của nhà trường;

- Phân cấp, thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng (tổ chức viết báo cáo đánh giá, đăng ký và thực hiện kiểm định); đăng ký và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đánh giá xếp loại nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch đảm bảo và cải tiến chất lượng hàng năm trên cơ sở khắc phục những hạn chế trong báo cáo đánh giá năm trước của nhà trường, hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra các đơn vị việc thực hiện và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng;

- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện việc đánh giá chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp;

- Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị thực hiện công tác đảm bảo chất lượng; thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng;

- Sử dụng kết quả thăm dò người học để cải tiến nâng cao chất lượng.

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ bộ môn, khoa chuyên môn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.

          3. Lưu Thị Thơm - Phó trưởng phòng

- Xây dựng các văn bản liên quan đến công tác tổ chức coi, chấm thi các môn học/học phần và thi tốt nghiệp.

- Tổ chức các kỳ thi theo quy định.

- Tổ chức thực hiện công tác xây dựng, chỉnh sửa, tiếp nhận, quản lý, sử dụng NHĐT các môn học.

- Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý điểm an toàn, chính xác.

- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

 - Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn.

 - Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng.

          4. Mai Thị Trang - Viên chức phòng

- Thực hiện công tác cập nhật điểm thi;

- Hỗ trợ công tác tổ chức thi và quản lý điểm thi;

- Thực hiện nhiệm vụ biên tập Website của phòng;

- Thực hiện chứng nhận kết quả học tập;

- Chủ trì công tác đánh giá kết quả học tập trên thi Ứng dụng công nghệ thông tin;

- Giải quyết các tồn tại, vướng mắc, phúc khảo trong điểm thi liên quan đến công tác thi sau khi thi;

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ bộ môn, khoa chuyên môn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.

          5. Đinh Thị Lân - Viên chức phòng

- Tổ chức thi hết học phần, thi cuối khóa cho các khóa, ngành đào tạo của trường Cao đắng Sơn La.

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên.

- Lập báo cáo kết quả tổ chức coi, chấm thi kết thúc môn học/học phần, và thi tốt nghiệp.

- Rà soát giờ ra đề thi, coi, chấm thi.

- Lưu trữ hồ sơ.

          6. Chu Đình Đô - Viên chức phòng

- Tiếp nhận và quản lý, sử dụng đề thi; Tổ chức xây dựng, chỉnh sửa Ngân hàng đề thi nhằm hỗ trợ công tác tổ chức và quản lý thi kết thúc học phần, đánh giá kết quả học tập của HSSV;

- Hỗ trợ trong việc tổ chức thi, giám sát đề thi trên các phòng thi trong quá trình thi kết thúc học phần/tốt nghiệp.

- Quản lý cơ sở vật chất,

- Kiểm tra giám sát việc dạy và học.

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ bộ môn, khoa chuyên môn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.

          7. Bùi Hương Giang - Viên chức phòng

- Thực hiện TTQT Quản lý điểm an toàn, chính xác với các công việc cụ thể sau:

+ Tiếp nhận phiếu tổng hợp kết quả điểm học phần, nhập điểm, kiểm dò và kiểm soát lại việc nhập điểm từ phiếu điểm vào Hệ thống quản lý đào tạo.

+ Lưu trữ phiếu tổng hợp kết quả điểm học phần của các lớp theo quy định.

+ Xây dựng thông báo hoàn thành nhập điểm và yêu cầu các khoa thực hiện kiểm dò lại điểm trên Hệ thống quản lý đào tạo so với bảng điểm gốc đã gửi về Khoa.

+ Quản lý hồ sơ liên quan đến điểm thi; Làm báo cáo hoàn thành nhập điểm theo yêu cầu của phòng Đào tạo; Báo cáo đã chỉnh sửa điểm theo kỳ; Báo cáo hoàn thành điểm theo kỳ và báo cáo việc quản lý điểm an toàn, chính xác.

+ Điều chỉnh theo bảng điểm gốc các trường hợp sai sót, nhầm lẫn (nếu có).

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ Bộ môn, Khoa chuyên môn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.

          8. Bùi Hương Giang - Viên chức phòng

- Tham mưu xây dựng trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp tương thích với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO hiện có của nhà trường;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng phân cấp, thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng (tổ chức viết báo cáo tự đánh giá, đăng ký và thực hiện kiểm định); đăng ký và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đánh giá xếp loại nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch đảm bảo và cải tiến chất lượng hàng năm trên cơ sở khắc phục những hạn chế trong báo cáo tự đánh giá năm trước của nhà trường, hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra các đơn vị việc thực hiện và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng;

- Tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị thực hiện công tác đảm bảo chất lượng; thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng;

- Tham mưu việc sử dụng kết quả thăm dò người học để cải tiến nâng cao chất lượng.

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ bộ môn, khoa chuyên môn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.

          9. Bùi Thị Thơm - Viên chức phòng

- Tham mưu xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp tương thích với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO hiện có của nhà trường;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng phân cấp, thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng (tổ chức viết báo cáo tự đánh giá, đăng ký và thực hiện kiểm định); đăng ký và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đánh giá xếp loại nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch đảm bảo và cải tiến chất lượng hàng năm trên cơ sở khắc phục những hạn chế trong báo cáo tự đánh giá năm trước của nhà trường, hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra các đơn vị việc thực hiện và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng;

- Tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị thực hiện công tác đảm bảo chất lượng; thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng;

- Tham mưu việc sử dụng kết quả thăm dò người học để cải tiến nâng cao chất lượng.

- Thực hiện các công việc liên quan đến công tác tự đánh giá/đánh giá ngoài trường chất lượng cao.

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ bộ môn, khoa chuyên môn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.

          10. Hoàng Thái Hậu - Viên chức phòng

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các kỳ thi, công tác xét công nhận tốt nghiệp, tham gia kiểm tra, giám sát công tác quản lý, cấp phát và thu hồi văn bằng, chứng chỉ;

- Thực hiện báo cáo việc sử dụng kết quả rà soát, đánh giá Quy định về cấp văn bằng, chứng chỉ của nhà trường hàng năm.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra toàn diện;

- Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

 - Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;

 - Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng.

          11. Đèo Thị Lan Hương - Viên chức phòng

- Đề xuất, tham mưu cho Trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách về công tác: Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Đề xuất, tham mưu giải quyết các Vụ việc khởi kiện tại Tòa án;

- Thực hiện kết quả kiểm soát xung đột lợi ích tại đơn vị;

- Phối hợp tham gia công tác giám sát các kỳ thi;

- Thực hiện các công tác pháp chế theo Quyết định số 13/QĐ-CĐSL ngày 02/01/2025 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La về Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ và quyền tự chủ các đơn vị thuộc Trường Cao đẳng Sơn La;

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ, bộ môn, khoa chuyên môn;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng.

          12. Lò Thị Việt Hà - Viên chức phòng

- Đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo phòng về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

- Đề xuất, tham mưu giải quyết các Vụ việc khởi kiện tại Tòa án;

- Tổng hợp báo cáo kết quả khắc phục hạn chế sau kiểm tra, giám sát;

- Tham mưu xây dựng Kế hoạch hoàn thiện các quy định về pháp luật giáo dục nghề nghiệp;

- Tổng hợp báo cáo hoàn thiện các quy định về pháp luật giáo dục nghề nghiệp;

- Phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Kế hoạch hoặc theo sự phân công của lãnh đạo phòng;

- Theo dõi, thu thập minh chứng, kiểm tra việc khắc phục hạn chế sau kiểm tra, giám sát;

- Thực hiện các công tác pháp chế theo Quyết định số 13/QĐ-CĐSL ngày 02/01/2025 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La về Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ và quyền tự chủ các đơn vị thuộc Trường Cao đẳng Sơn La;

- Tham gia giảng dạy theo sự phân công của tổ bộ môn, khoa chuyên môn;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng.

          13. Phạm Thuý Hằng - Viên chức phòng

- Đề xuất, tham mưu cho Trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách về công tác: tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật;

- Phối hợp thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Đề xuất, tham mưu giải quyết các Vụ việc khởi kiện liên quan đến tập thể, cá nhân;

- Thực hiện kết quả kiểm soát xung đột lợi ích tại đơn vị;

- Thực hiện các công việc khác liên quan đến pháp luật.

- Phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Kế hoạch chung của phòng và nhà trường;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng.