II. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH, HỒ SƠ, THỜI HẠN ĐĂNG KÝ
1. Đối tượng, khu vực tuyển sinh:
- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương hoặc người có bằng tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa giáo dục phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định;
- Khu vực tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước và các tỉnh Bắc Lào.
2. Tiêu chí xét tuyển.
- Người học đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: xét điểm trung bình chung kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông đạt từ 6.5 trở lên;
- Có trình độ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu bậc 1/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam hoặc tương đương;
- Người học chương trình chất lượng cao là người nước ngoài phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam, đã đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên (được cấp chứng chỉ) theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.
3. Nguyên tắc xét tuyển: Căn cứ vào điểm xét tuyển và chính sách ưu tiên để xếp hạng và xét tuyển từ cao xuống đến hết chỉ tiêu (đã trừ các chỉ tiêu đối vơi LHS nước ngoài theo công thức: ĐXH = ĐXT + UTĐT + UTKV
ĐXH: Điểm xếp hạng; ĐXT: Điểm xét tuyển; UTĐT: Điểm ưu tiên theo đối tượng; UTKV: Điểm ưu tiên theo khu vực.
4. Hồ sơ dự tuyển
4.1. Trình độ cao đẳng (Đối với người học tốt nghiệp THPT) gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển cao đẳng; (Phụ lục 02).
- Bản sao có chứng thực hợp lệ học bạ THPT hoặc tương đương; Bản sao có chứng thực hợp lệ bằng tốt nghiệp (giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời) THPT, trung cấp hoặc tương đương.
- Bản sao chứng thực hợp lệ các loại giấy tờ ưu tiên (nếu có).
- 02 phong bì dán sẵn tem có ghi rõ địa chỉ báo tin của thí sinh.
4.2. Đối với người học tốt nghiệp trình độ trung:
- Phiếu đăng ký xét tuyển cao đẳng; (Phụ lục 02).
- Bản sao có chứng thực hợp lệ bằng trung cấp và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.
- Bản sao chứng thực hợp lệ các loại giấy tờ ưu tiên (nếu có).
- 02 phong bì dán sẵn tem có ghi rõ địa chỉ báo tin của thí sinh.
4.3. Đối với người học là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Quyết định cử đi học của đơn vị hoặc văn bản tương đương và đảm bảo điều kiện được quy định tại điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 điều này.
4.4. Đối với học sinh người nước ngoài (Lưu học sinh Lào)
* Hồ sơ dự tuyển của lưu học sinh Lào được lập thành 03 bộ (01 bộ bằng tiếng Lào và 02 bộ bằng tiếng Việt) gồm:
- Quyết định cử đi học của cấp có thẩm quyền (bộ Giáo dục và Thể thao Lào).
- Chứng chỉ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 (nếu có).
- Bản sao có chứng thực hợp lệ học bạ THPT hoặc tương đương; Bản sao có chứng thực hợp lệ bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng khi đăng ký đào tạo liên thông.
- Phiếu đăng ký xét tuyển cao đẳng; (Theo mẫu Phụ lục 04).
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước CHDCND Lào cấp;
- Chứng thực bản sao từ bản chính giấy khai sinh;
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh 4x6 (ảnh chụp không quá 06 tháng);
- Bản sao Hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam.
5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:
5.1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng.
- Nhóm ưu tiên 1 (UT1): Được cộng 2 điểm
- Nhóm ưu tiên 2 (UT2): Được cộng 1 điểm
5.2. Chính sách tuyển thẳng
- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc
- Người đã trúng tuyển vào, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ.
- Thí sinh đoạt từ giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi Olympic, hội thi khoa học kỹ thuật, thi chọn học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên tổ chức được tuyển thẳng học trình độ trung cấp và đoạt giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thí sinh đoạt giải khuyến khích trở lên trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, được tuyển thẳng vào cao đẳng theo đúng ngành, nghề hoặc gần ngành, nghề của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
- Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú) tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định hiện hành; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ;
- Người có bằng trung cấp loại giỏi trở lên và người có bằng trung cấp loại khá có ít nhất 02 năm làm việc theo ngành, nghề đã được đào tạo được tuyển thẳng trình độ cao đẳng.
- Thí sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông (hoặc tương đương) có hạnh kiểm xếp loại khá trở lên, thuộc một trong các đối tượng sau đây được tuyển thẳng vào học trình độ trung cấp:
+ Con liệt sĩ;
+ Con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên;
+ Mồ côi cả cha lẫn mẹ.
5.3. Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào học trình độ cao đẳng
Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng nhưng không sử dụng quyền được tuyển thẳng nếu dự tuyển theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển được ưu tiên cộng điểm theo quy định của trường vào tổng điểm các môn dự tuyển của thí sinh
5.4. Chính sách ưu tiên theo khu vực
- Khu vực 1 (KV1): Được cộng 0,75 điểm
- Khu vực 2 (KV2): Được cộng 0,5 điểm
- Khu vực 3 (KV3): Được cộng 0,25 điểm
(Chi tiết tại phụ lục 01 - Thông tư số 05/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
6. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ
- Thời gian: Từ ngày 27/04/2023.
- Địa điểm nhận hồ sơ: Trung tâm Tuyển sinh – Hướng nghiệp và Giới thiệu việc làm Trường Cao đẳng Sơn La
Địa chỉ: 310 Đường Lê Duẩn, Tổ 2, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
- Tư vấn tuyển sinh liên hệ theo số điện thoại:
+ Máy bàn: 02123.874.546;
- Ngoài ra thí sinh tham khảo trên trang Website nhà trường liên quan đến công tác tuyển sinh tại địa chỉ http://www.cdsonla.edu.vn
7. Thời gian dự kiến xét tuyển:
TT |
Các đợt tuyển sinh |
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký |
Thời gian xét tuyết và thông báo trúng tuyển (dự kiến) |
Ghi chú |
1 |
Đợt 1 |
Từ ngày 01/8/2023 đến ngày 20/8/2023 |
Từ ngày 25-30/8/2023 |
|
2 |
Các đợt tiếp theo cứ 15 ngày Nhà trường tổ chức xét tuyển một đợt. |
Kết thúc mỗi đợt tuyển sinh nhà trường tiếp tục thông báo tuyển sinh các đợt tiếp theo.
III. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HỌC
Người học được bố trí chỗ ở trong khu nội trú; được hưởng học bổng chính sách, học bổng khuyến khích học tập và hỗ trợ vay vốn tín dụng để học tập theo quy định hiện hành của Nhà nước:
1. Được miễn học phí đối với người học tốt nghiệp THCS vào học trung cấp.
2. Được hưởng học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với người học là người dân tộc thiểu số với mức: 140.000đ/người/tháng (hưởng 12 tháng/năm).
3. Người học được hưởng chế độ nội trú nếu thuộc các đối tượng sau:
3.1. Người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo; cận nghèo; người khuyết tật hoặc người học là người dân tộc La Ha sẽ được hưởng mức tiền là: 1.490.000đ/người/tháng (hưởng 12 tháng/năm).
3.2. Người học tốt nghiệp các trường Phổ thông dân tộc nội trú; người học người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới sẽ được hưởng mức tiền là: 1.192.000đ/người/tháng (hưởng 12 tháng/năm).
3.3. Người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo; cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới sẽ được hưởng mức tiền là: 894.000đ/người/tháng (hưởng 12 tháng/năm).
Ngoài ra, người học có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Sơn La được hưởng hỗ trợ của tỉnh như sau:
4. Khuyến khích 01 lần 1.000.000đ/người cho người học học trung cấp; 2.000.000đ/người cho người học học cao đẳng là người dân tộc Mông, Dao, Khơ Mú, La Ha, Kháng, Xinh Mun, Lào; con liệt sỹ; con thương binh hạng 1/4 (nếu là học sinh nữ được hưởng thêm 1.000.000 đ/người).
5. Người học không thuộc diện được hưởng chế độ hỗ trợ trong mục 3.1, 3.3.2, 3.3 ở trên thì được tỉnh hỗ trợ cụ thể như sau:
5.1. Là người dân tộc thiểu số được hưởng 447.000đ/tháng (hưởng 11 tháng/năm).
5.2. Người học có hộ khẩu thường trú tại các xã, bản thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hoặc là người dân tộc Mông, Dao, Kháng, Khơ Mú, Sinh Mun, Lào được hưởng 596.000đ/tháng (hưởng 11 tháng/năm).
6. Đối với Lưu học sinh:
- Lưu học sinh các tỉnh nước CHDCND Lào thuộc diện đào tạo theo chương trình hợp tác tại tỉnh Sơn La (diện ngân sách) được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh Sơn La.
- Được đảm bảo quyền lợi của người học theo quy định; Được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ học tập phù hợp với điều kiện của Nhà trường; Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của Nhà trường.
- Được về nước nghỉ hè, nghỉ lễ, được mời thân nhân đến thăm theo quy định của Việt Nam; được nghỉ phép, nghỉ ốm hoặc nghỉ để chữa bệnh khi có sự đồng ý của các cơ sở đào tạo.
- Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
Trường Cao đẳng Sơn La trân trọng thông báo đến các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có nhu cầu đào tạo được biết và đăng ký./.